Có mấy loại chất ngọt tổng hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT?

Cho tôi hỏi: Hiện nay có mấy loại chất ngọt tổng hợp theo Quy chuẩn hiện hành vậy? Mong được giải đáp. Câu hỏi của bạn Dương đến từ Hà Nội.

Chất ngọt tổng hợp là gì?

Căn cứ theo tiết 3.1 Tiểu mục 3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT quy định như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG
...
3. Giải thích từ ngữ và chữ viết tắt:
3.1. Chất ngọt tổng hợp: là phụ gia thực phẩm không phải là đường có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng với mục đích tạo vị ngọt cho thực phẩm.
3.2. JECFA monograph 1 - Vol. 4 (JECFA monographs 1 - Combined compendium of food addiditive specifications; Joint FAO/WHO expert committee on food additives; Volume 4 - Analytical methods, test procedures and laboratory solutions used by and referenced in the food additive specifications; FAO, 2006): Các yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm, Tập 4 Các phương pháp phân tích, quy trình thử nghiệm, dung dịch thử nghiệm được sử dụng (hoặc tham chiếu) trong yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm; JECFA biên soạn; FAO ban hành năm 2006.
3.3. Mã số C.A.S (Chemical Abstracts Service): Mã số đăng ký hóa chất của Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ.
3.4. TS (test solution): Dung dịch thuốc thử.
3.5. ADI (Acceptable daily intake): Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được.
3.6. INS (International numbering system): Hệ thống mã số quốc tế về phụ gia thực phẩm.

Theo đó, chất ngọt tổng hợp là phụ gia thực phẩm không phải là đường và có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng với mục đích tạo vị ngọt cho thực phẩm.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/04052024/chat-ngot-tong-hop.jpg

Có mấy loại chất ngọt tổng hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT? (Hình từ Internet)

Có mấy loại chất ngọt tổng hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT quy định như sau:

II. YÊU CẦU KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ LẤY MẪU
1. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các chất ngọt tổng hợp được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo của Quy chuẩn này như sau:
1.1. Phụ lục 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Manitol.
1.2. Phụ lục 2: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Acesulfam kali.
1.3. Phụ lục 3: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Isomalt.
1.4. Phụ lục 4: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Saccarin.
1.5. Phụ lục 5: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với Sorbitol.
2. Các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo JECFA monograph 1 - Vol. 4, ngoại trừ một số phép thử riêng được mô tả trong các phụ lục. Các phương pháp thử được hướng dẫn trong Quy chuẩn này không bắt buộc phải áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác tương đương.
3. Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, có 05 loại chất ngọt tổng hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT bao gồm:

- Chất ngọt tổng hợp Manitol.

- Chất ngọt tổng hợp Acesulfam kali.

- Chất ngọt tổng hợp Isomalt.

- Chất ngọt tổng hợp Saccarin.

- Chất ngọt tổng hợp Sorbitol.

Độ tan của các chất ngọt tổng hợp như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT?

Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT quy định như sau:

5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Định tính
Độ tan: Tan trong nước, tan rất ít trong ethanol, thực tế không tan trong ether.
Khoảng nóng chảy: 164 - 169oC.

Căn cứ theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT quy định như sau:

5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Định tính
Độ tan: Dễ tan trong nước, rất ít tan trong cồn.
Quang phổ: Hòa tan 10 mg chế phẩm thử trong 1000 ml nước. Dung dịch này có cực đại hấp thụ tại 227 ± 2 nm

Căn cứ theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT quy định như sau:

5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Định tính
Độ tan: Dễ tan trong nước, rất ít tan trong cồn.
Sắc ký lớp mỏng: Đạt yêu cầu (mô tả trong phần Phương pháp thử).

Căn cứ theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT quy định như sau:

5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Định tính
Độ tan: Ít tan trong nước; tan trong dung dịch kiềm, ít tan trong ethanol.
Acid: Dung dịch mẫu thử bão hòa có tính acid.

Căn cứ theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT quy định như sau:

5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Định tính
Độ tan: Rất dễ tan trong nước, ít tan trong ethanol.
Khoảng nóng chảy: 88 – 102 oC.
Sắc kí lớp mỏng: Đạt yêu cầu (mô tả trong phần Phương pháp thử)

Như vậy, độ tan của các chất ngọt tổng hợp cụ thể như sau:

- Chất ngọt tổng hợp Manitol: Tan trong nước, tan rất ít trong ethanol, thực tế không tan trong ether.

- Chất ngọt tổng hợp Acesulfam kali: Dễ tan trong nước, rất ít tan trong cồn.

- Chất ngọt tổng hợp Isomalt: Dễ tan trong nước, rất ít tan trong cồn.

- Chất ngọt tổng hợp Saccarin: Ít tan trong nước; tan trong dung dịch kiềm, ít tan trong ethanol.

- Chất ngọt tổng hợp Sorbitol: Rất dễ tan trong nước, ít tan trong ethanol.

Trân trọng!

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép theo QCVN 51:2017/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải của các công trình dầu khí trên biển theo QCVN 35:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về mùn khoan và dung dịch khoan nền không nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển Việt Nam theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về dung dịch khoan nền nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển theo QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 82 : 2019/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thiết kế thẩm định thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56:2013/BGTVT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo QCVN 71:2022/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp thử đối với Acid Ascorbic theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-6:2010/BYT?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giết mổ động vật tập trung phải cách trường học bao nhiêu mét theo QCVN 150:2017/BNNPTNT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Thị Kim Linh
500 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào