Cách ghi Mẫu S12-DNN sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán theo Thông tư 133?
- Cách ghi Mẫu S12-DNN sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) theo Thông tư 133?
- Trường hợp lập sổ kế toán trên phương tiện điện tử đối với hoạt động xã hội, từ thiện phải đảm bảo điều gì?
- Trường hợp nào đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trên phương tiện điện tử đối với hoạt động xã hội, từ thiện?
Cách ghi Mẫu S12-DNN sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) theo Thông tư 133?
Mẫu sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) là mẫu S12-DNN được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, mẫu có dạng như sau:
Tải Mẫu sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) theo Thông tư 133
Cách ghi sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) theo Thông tư 133 như sau:
* Mục đích sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) theo Thông tư 133:
Sổ này dùng để theo dõi việc thanh toán với người mua (người bán) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán.
* Căn cứ và cách ghi sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) theo Thông tư 133:
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán.
- Cột A: Ghi ngày, tháng năm kế toán ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.
- Cột D: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1: Ghi thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán trên hóa đơn mua (bán) hàng hoặc các chứng từ liên quan đến việc mua (bán) hàng.
- Cột 2, 3: Ghi số phát sinh bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản.
- Cột 4, 5: Ghi số dư bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản sau từng nghiệp vụ thanh toán.
Cách ghi Mẫu S12-DNN sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán theo Thông tư 133? (Hình từ Internet)
Trường hợp lập sổ kế toán trên phương tiện điện tử đối với hoạt động xã hội, từ thiện phải đảm bảo điều gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định về số kế toán như sau:
Điều 6. Quy định về sổ kế toán
...
4. Mở sổ kế toán.
a) Nguyên tắc mở sổ kế toán
Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của đơn vị. Sổ kế toán được mở đầu năm tài chính mới để chuyển số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh từ ngày 01/01 của năm tài chính mới. Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị.
...
c) Trường hợp lập sổ kế toán trên phương tiện điện tử:
Phải đảm bảo các yếu tố của sổ kế toán theo quy định của pháp luật về kể toán. Nếu lựa chọn lưu trừ sổ kế toán trên phương tiện điện tử thi vẫn phải in số kẻ toán tổng hợp và giây, đồng thành quyền và phải làm đầy đủ các thủ tục quy định nêu tại điểm b, khoản 4 Điều này.
Các sổ kế toán còn lại, nếu không in ra giấy, mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trừ."
...
Như vậy, trường hợp lập sổ kế toán trên phương tiện điện tử đối với hoạt động xã hội, từ thiện:
- Phải đảm bảo các yếu tố của sổ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. Nếu lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử thì vẫn phải in sổ kế toán tổng hợp ra giấy, đóng thành quyển và phải làm đầy đủ các thủ tục quy định nêu tại điểm b, khoản 4 Điều 6 Thông tư 41/2022/TT-BTC
Lưu ý: Các sổ kế toán còn lại, nếu không in ra giấy, mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Trường hợp nào đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trên phương tiện điện tử đối với hoạt động xã hội, từ thiện?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định về tài khoản kế toán như sau:
Điều 5. Quy định về tài khoản kế toán
...
3. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản
a) Các đơn vị căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này đồ lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng phù hợp với hoạt động của đơn vị và cơ chế tài chính theo quy định.
b) Đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau:
- Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 01) kèm theo Thông tư này để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
- Việc bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 01) kèm theo Thông tư này chỉ thực hiện sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.
4. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán, giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
Như vậy, đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trên phương tiện điện tử đối với hoạt động xã hội, từ thiện trong các trường hợp sau:
- Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
- Việc bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán chỉ thực hiện sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?