Đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, chuyển xếp lương thế nào?

Cho tôi hỏi: Đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, chuyển xếp lương thế nào?- Câu hỏi của chị Huyền (Hà Nội).

Đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, chuyển xếp lương thế nào?

Tại điểm b khoản 1 Mục 2 Thông tư 02/2007/TT-BNV có hướng dẫn về cách xếp lương như sau:

CÁCH XẾP LƯƠNG
1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức :
a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
b. Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
....

Như vậy, trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì sẽ dựa vào tổng hệ số lương + phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Lưu ý: Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, chuyển xếp lương thế nào?

Đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, chuyển xếp lương thế nào? (Hình từ Internet)

Một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng lương như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP có quy định nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương như sau:

Điều 3. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương
1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo
a) Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.
b) Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
d) Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.
đ) Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.

Như vậy, nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ/hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.

Trường hợp giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương thấp hơn thì chỉ được bảo lưu mức lương cũ trong vòng bao nhiêu tháng?

Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP có quy định nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương như sau:

Điều 3. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương
...
3. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương
a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
...

Như vậy, trường hợp giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì chỉ được bảo lưu mức lương, phụ cấp cũ trong vòng 6 tháng và sau đó sẽ được xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.

Trân trọng!

Phụ cấp thâm niên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phụ cấp thâm niên
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất mới về phụ cấp thâm niên, tiền lương giáo viên trình Quốc hội tháng 10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được giữ phụ cấp thâm niên nghề từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, chuyển xếp lương thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo năm 2024 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ công chức bị bãi bỏ sau cải cách lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phụ cấp thâm niên vượt khung năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Công nhân quốc phòng được hưởng phụ cấp thâm niên khi đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Làm Trưởng Công an xã có được hưởng phụ cấp thâm niên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phụ cấp thâm niên
Lương Thị Tâm Như
1,471 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào