Chi phí thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi: Chi phí thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?- Câu hỏi của anh Trí (Hà Nội).

Chi phí thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?

Tại Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định về chi phí trong lựa chọn nhà thầu như sau:

Điều 12. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu
....
2. Chi phí lập, thẩm định các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu:
a) Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện một hoặc một số công việc trong quá trình lựa chọn nhà thầu thì chi phí thuê tư vấn không căn cứ vào chi phí quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Trường hợp người có thẩm quyền giao cho cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện việc lập, thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu thì chi phí cho các công việc này được tính trong dự toán chi phí hoạt động lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Trường hợp tổ chuyên gia, tổ thẩm định do chủ đầu tư quyết định thành lập để thực hiện lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu thì chi phí cho các công việc này được tính trong dự toán chi phí hoạt động lựa chọn nhà thầu theo quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
d) Chi phí quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này được xác định trong tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm hoặc dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư hoặc dự toán chi thường xuyên của đơn vị;
đ) Việc quản lý, sử dụng chi phí quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này thực hiện theo cơ chế tài chính của chủ đầu tư.
3. Chi phí lập hoặc thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0,5% chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi nhưng tối thiểu là 5.000.000 đồng và tối đa là 40.000.000 đồng.
...

Như vậy, chi phí thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu tối thiểu là 5.000.000 đồng và tối đa là 40.000.000 đồng.

Chi phí thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu = 0,5% chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Chi phí thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?

Chi phí thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu gồm có những gì?

Tại Điều 127 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu như sau:

Điều 127. Thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu
1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
b) Dự thảo kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
c) Các tài liệu là căn cứ lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
d) Tài liệu khác có liên quan.
2. Nội dung thẩm định bao gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp về các nội dung của kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 15 của Nghị định này;
b) Các nội dung liên quan khác.
3. Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:
a) Khái quát nội dung chính của kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, cơ sở pháp lý để lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
b) Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về nội dung của kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
c) Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu. Đối với các nội dung không thống nhất với dự thảo kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, đơn vị thẩm định phải đưa ra lý do cụ thể và đề xuất biện pháp giải quyết để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
d) Các ý kiến khác (nếu có).
4. Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để trao đổi các nội dung nếu thấy cần thiết.

Như vậy, hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu gồm có:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

- Dự thảo kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

- Các tài liệu là căn cứ lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

- Tài liệu khác có liên quan.

Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu có bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu không?

Tại Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định về điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định như sau:

Điều 19. Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định
1. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Tốt nghiệp đại học trở lên;
c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý.
2. Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Đối với lĩnh vực y tế, trường hợp chủ đầu tư không có nhân sự đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì lựa chọn nhà thầu tư vấn để làm tổ chuyên gia, tổ thẩm định. Trường hợp không lựa chọn được nhà thầu tư vấn thì chủ đầu tư có quyền huy động, giao việc cho các nhân sự là các bác sỹ, dược sỹ, cán bộ quản lý hoặc mời các cán bộ thuộc Sở Y tế, Bộ Y tế và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định mà không phải đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

Như vậy, cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu không bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.

Lưu ý: Trường hợp trên không bao gồm tư vấn đấu thầu.

Trân trọng!

Lựa chọn nhà thầu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lựa chọn nhà thầu
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu đăng ký nhu cầu mua sắm thuốc tập trung gồm những gì theo Thông tư 07 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập từ 17/5/2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục đàm phán giá theo Thông tư 05?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 3A Mẫu HSMT xây lắp 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu 2024 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 3C báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 27 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo Thông tư 07?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về định dạng của tệp tin đính kèm khi đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi thông thầu có bị hủy thầu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lựa chọn nhà thầu
Lương Thị Tâm Như
172 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lựa chọn nhà thầu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào