Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong trường hợp nào?

Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình trong trường hợp nào? (Câu hỏi từ chị Ân - Gia Lai).

Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình như sau:

Điều 30. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp đổi;
b) Cơ sở thay đổi mục đích hoạt động;
c) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được cấp không đúng quy định của pháp luật;
d) Cơ sở bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;
đ) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, cơ sở không hoạt động.
...

Như vậy, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong các trường hợp sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp đổi;

- Cơ sở thay đổi mục đích hoạt động;

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được cấp không đúng quy định của pháp luật;

- Cơ sở bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;

- Cơ sở không hoạt động sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong trường hợp nào?

Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình cung cấp các hoạt động, dịch vụ cụ thể nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về các hoạt động, dịch vụ cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình cung cấp như sau:

Điều 40. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để cung cấp một hoặc một số dịch vụ, hoạt động sau đây:
a) Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình;
c) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
d) Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình;
đ) Hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
...

Như vậy, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình là tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để cung cấp một hoặc một số hoạt động, dịch vụ sau, bao gồm:

- Tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình;

- Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình;

- Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;

- Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình;

- Hoạt động khác liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình.

Lưu ý: Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải thực hiện đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình.

Mẫu biên bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình hiện hành?

Hiện nay, việc thu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải được lập thành biên bản thu hồi theo đúng quy định.

Biên bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được lập theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.

Tải về Mẫu biên bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình hiện hành tại đây.

Trân trọng!

Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bạo lực gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi truyền bá thông tin nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình là tháng mấy trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đối tượng nào được ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ cô lập con cái có bị phạt vi phạm hành chính không? Mức phạt tiền với hành vi này là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi hành hạ cha mẹ mình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung nào, tư vấn cho ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Gia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận người gia trưởng biết? Không cho vợ tiếp xúc với những người khác giới có phải là bạo lực gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với nạn nhân của bạo lực gia đình như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bạo lực gia đình
Trần Thị Ngọc Huyền
457 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào