Hiện nay có bao nhiêu loại tàu biển phải được thực hiện đăng kiểm?
Hiện nay có bao nhiêu loại tàu biển phải được thực hiện đăng kiểm?
Căn cứ Điều 30 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về các loại tàu biển phải được thực hiện đăng kiểm như sau:
Điều 30. Các loại tàu biển phải đăng kiểm
1. Các loại tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 19 của Bộ luật này phải được đăng kiểm.
2. Việc đăng kiểm các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về tàu biển phải thực hiện đăng kiểm như sau:
Điều 19. Các loại tàu biển phải đăng ký
1. Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
a) Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
...
Như vậy, hiện nay có 05 loại tàu biển phải được thực hiện đăng kiểm theo quy định bao gồm:
- Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
- Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên;
- Tàu biển không có động cơ, nhưng có trọng tải từ 100 tấn trở lên;
- Tàu biển không có động cơ, nhưng có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
- Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển trên nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
Hiện nay có bao nhiêu loại tàu biển phải được thực hiện đăng kiểm? (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng kiểm tàu biển thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 40/2016/TT-BGTVT sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 17/2023/TT-BGTVT quy định về thủ tục đăng kiểm tàu biển như sau:
Điều 10. Kiểm định, cấp hồ sơ đăng kiểm cho tàu biển
...
2. Hồ sơ đề nghị kiểm định tàu biển bao gồm: 01 (một) bản chính hoặc biểu mẫu điện tử giấy đề nghị theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Chi cục Đăng kiểm.
4. Tiếp nhận hồ sơ: Chi cục Đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì ngay trong ngày làm việc hướng dẫn tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ (trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác); nếu hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thống nhất với người nộp hồ sơ về thời gian kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu.
5. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận: Sau khi tiến hành kiểm định tàu biển, nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu thì cấp hồ sơ đăng kiểm cho tàu biển trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm định lần đầu, định kỳ và trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm định hàng năm, trên đà, trung gian, bất thường. Nếu kết quả kiểm định không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp tàu biển nhập khẩu, Chi cục Đăng kiểm cấp văn bản xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển sau khi hoàn thành kiểm định lần đầu đạt yêu cầu.
6. Trả kết quả: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Chi cục Đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác.
Như vậy, thủ tục đăng kiểm tàu biển được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị kiểm định tàu biển trực tiếp, qua hệ thống bưu chính, cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Chi cục Đăng kiểm.
- Bước 2: Chi cục Đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ;
- Bước 3: Nếu hồ sơ không đầy đủ thì ngay trong ngày làm việc, Chi cục Đăng kiểm hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ khi nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến, và hướng dẫn hoàn thiện trong 02 ngày làm việc khi nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, Chi cục Đăng kiểm thống nhất với người nộp hồ sơ về thời gian kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Bước 4: Tiến hành kiểm định tàu biển:
+ Trường hợp kết quả kiểm định đạt yêu cầu: cấp hồ sơ đăng kiểm cho tàu biển trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm định lần đầu, định kỳ và trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm định hàng năm, trên đà, trung gian, bất thường.
+ Trường hợp kết quả kiểm định không đạt: thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
Lưu ý: Trường hợp tàu biển nhập khẩu, Chi cục Đăng kiểm cấp văn bản xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển sau khi hoàn thành kiểm định lần đầu đạt yêu cầu.
- Bước 5: Nhận kết quả, tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Chi cục Đăng kiểm, qua hệ thống bưu chính, cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác.
Mẫu giấy đề nghị kiểm định và cấp hồ sơ đăng kiểm cho tàu biển mới nhất 2024?
Hiện nay, giấy đề nghị kiểm định và cấp hồ sơ đăng kiểm cho tàu biển được lập theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGTVT.
Tải về Mẫu giấy đề nghị kiểm định và cấp hồ sơ đăng kiểm cho tàu biển mới nhất 2024 tại đây.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?