Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 1 năm 2024 dành cho giáo viên?
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 1 năm 2024 dành cho giáo viên?
Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn là một trong những hoạt động của ngành Giáo dục kỷ niệm 240 năm ngày mất (1784 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh (1726-2026) Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn, cũng là dịp để ôn lại những giá trị truyền thống tốt đẹp của tỉnh, của dân tộc và tri ân "Nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến".
Dưới đây là đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 1 năm 2024 dành cho giáo viên:
Câu 1: Nhận định nào dưới đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Quý Đôn khi đi sứ nước ngoài?
Ông muốn thực hiện lấy văn chương tăng thế nước
Ông muốn hướng về triều đình phong kiến phương Bắc để khoe điều xuất chúng của mình
Ông muốn nhờ sự giúp đỡ của triều đình phong kiến phương Bắc để chống lại thực dân phương Tây
Ông muốn đi nhiều, biết rộng, tích lũy thêm tri thức
Câu 2: Khi Lê Trọng Thứ mất, triều đình Lê Trịnh đã cho phép xây đình thờ làm phúc thần, nay thuộc tỉnh nào sau đây?
Nam Định
Hải Dương
Thanh Hóa
Hà Nam
Câu 3: Tỉnh/thành phố nào sau đây không có trường THPT chuyên mang tên nhà bác học Lê Quý Đôn?
Đà Nẵng
Hải Dương
Điện Biên
Bình Định
Câu 4: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn tên thuở nhỏ là
Lê Danh Phương
Lê Sơn Nam Hạ
Lê Sơn Nam
Lê Quý Phương
Câu 5: UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định cho phép các trường học trên địa bàn xã Ðộc Lập, huyện Hưng Hà được mang tên nhà bác học Lê Quý Ðôn từ năm nào?
Năm 2006
Năm 2008
Năm 2005
Năm 2007
Câu 6: Hiện nay, có bao nhiêu trường học trên địa bàn tỉnh Thái Bình mang tên nhà bác học Lê Quý Đôn (bao gồm cả tên thuở nhỏ của ông)?
7
6
4
5
Câu 7: Khu Lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (gồm nơi sinh, Từ đường, hồ Lê Quý và phần mộ thân phụ Lê Quý Đôn) đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích quốc gia vào năm nào?
Năm 2016
Năm 1986
Năm 1980
Năm 1976
Câu 8: Trong kì thi Đình, Lê Quý Đôn đỗ
Hội nguyên
Bảng nhãn
Trạng nguyên
Thám hoa
Câu 9: Năm 1743, Lê Quý Đôn thi Hương và đậu
Giải nguyên
Đình nguyên
Hội nguyên
Trạng nguyên
Câu 10: Trong tác phẩm “Phủ biên tạp lục” nhà bác học Lê Quý Đôn mô tả kĩ càng nhất về hai quần đảo nào của Việt Nam ngày nay?
Trường Sa, Phú Quốc
Hoàng Sa, Trường Sa
Côn Đảo, Phú Quốc
Hoàng Sa, Lý Sơn
Câu 11: Lê Quý Đôn đã nhận định như thế nào về tầm quan trọng của nông nghiệp trong việc đảm bảo cho đất nước phát triển bền vững?
Phi nông bất hưng
Phi nông bất ổn
Phi nông bất phú
Phi nông bất hoạt
Câu 12: Nhân dịp kỷ niệm 290 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (02/8/1726 - 02/8/2016), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về Lê Quý Đôn với chủ đề nào sau đây?
Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) - Những công lao vĩ đại
Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) - Sự nghiệp sáng tác.
Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) - Ngôi sao sáng trên bầu trời văn hiến Việt Nam
Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) - Cuộc đời và sự nghiệp
Câu 13: Lê Quý Đôn thi Hội và đậu
Giải nguyên
Đình nguyên
Trạng nguyên
Hội nguyên
Câu 14: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn có tên hiệu là
Ngư Phong
Quế Đường
Động Am
Trúc Am
Câu 15: Tác phẩm nào dưới đây là của Lê Quý Đôn?
Đại Việt sử ký
Đại Việt thông sử
Đại Việt sử ký toàn thư
Lịch triều hiến chương loại chí
Câu 16: Thân mẫu của Lê Quý Đôn là bà Trương Thị Ích, con gái của Tiến sĩ Trương Minh Lượng. Bà quê ở đâu?
Làng Nguyên Xá, huyện Duy Tiên, trấn Sơn Nam (nay là xã Tiên Nội, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam)
Làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Phường Bích Câu, kinh thành Thăng Long
Làng Hải An, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam Hạ (nay là xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).
Câu 17: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn sinh ra và lớn lên trong bối cảnh
đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài
đất nước độc lập, thống nhất
đất nước đang diễn ra cục diện chiến tranh Nam - Bắc Triều.
đất nước đang bị quân Thanh xâm lược
Câu 18: Khu Lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn thuộc loại hình di sản văn hóa nào?
Bảo tàng
Danh lam thắng cảnh
Di sản văn hóa phi vật thể
Di tích lịch sử
Câu 19: Sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn làm quan trong
triều đình Lê - Trịnh
triều Nguyễn
chính quyền chúa Nguyễn
triều Trần
Câu 20: Tác phẩm nào dưới đây là của Lê Quý Đôn?
Hồng Đức bản đồ
Phủ biên tạp lục
Dư địa chí
Gia Định thành thông chí
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 1 năm 2024 dành cho giáo viên? (Hình từ Internet)
Giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông cần có trình độ đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định giáo viên phải có trình độ đào tạo cụ thể như sau:
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...
Như vậy, trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên
Tuy nhiên, nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì giáo viên phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Chính sách của Nhà nước đối với giáo viên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 77 Luật Giáo dục 2019 quy định về chính sách đối với nhà giáo cụ thể như sau:
- Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.
- Giáo viên công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, giáo viên thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trân trọng!
- Luật Giáo dục 2019
- giáo viên trung học phổ thông
- giáo viên tiểu học
- Luật Giáo dục 2019
- Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 1 năm 2024 dành cho học sinh THCS và THPT?
- Tổng hợp Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Lê Quý Đôn Đợt 1 năm 2024 - dành cho học sinh tiểu học?
- giáo viên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?