Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam bao gồm các cơ quan, đơn vị nào? Tổ chức Hải quan Việt Nam đầu tiên được thành lập vào năm nào?
Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam bao gồm các cơ quan, đơn vị nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Hải quan 2014 quy định về hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam như sau:
Điều 14. Hệ thống tổ chức Hải quan
1. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:
a) Tổng cục Hải quan;
b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
2. Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn để quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan; quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của Hải quan các cấp.
Như vậy, Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam bao gồm các cơ quan, đơn vị sau:
- Tổng cục Hải quan;
- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam bao gồm các cơ quan, đơn vị nào? Tổ chức Hải quan Việt Nam đầu tiên được thành lập vào năm nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 12 Luật Hải quan 2014 quy định về nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam như sau:
Điều 12. Nhiệm vụ của Hải quan
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Như vậy, Hải quan Việt Nam là cơ quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định;
- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tổ chức Hải quan Việt Nam đầu tiên được thành lập vào năm nào?
Tổ chức Hải quan Việt Nam đầu tiên được thành lập vào ngày 10/9/1945 theo Sắc lệnh 27/SL với tên gọi là Sở thuế quan và thuế gián thu nhằm thực hiện nhiệm vụ thu các thuế nhập cảnh và xuất cảnh, thuế gián thu.
Sau đó, sau nhiều lần đổi tên và cơ cấu tổ chức lại, đến năm 1984, Hội đồng Nhà nước đã phê chuẩn thành lập Tổng Cục Hải quan thuộc Chính Phủ theo Nghị quyết 547/NQ-HĐNN7 năm 1984 và giữ tên gọi này đến hiện nay.
Đến 01/7/1993, Hải quan Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và từ đó đã mở rộng quan hệ với tổ chức Hải quan thế giới và Hải quan khối ASEAN.
Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 36/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan như sau:
Điều 8. Nhiệm vụ và hoạt động của Tổng cục Hải quan
...
5. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
a) Thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
b) Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
d) Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
đ) Tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.
...
Như vậy, Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện thủ tục hải quan;
- Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan;
- Thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định;
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?