Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có được cung cấp báo miễn phí không?
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có được cung cấp báo miễn phí không?
Tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Quyết định 28/2023/QĐ-TTg có quy định về chế độ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
Điều 5. Chế độ, chính sách đối với người có uy tín
1. Cung cấp thông tin
a) Định kỳ hoặc đột xuất người có uy tín được phổ biến, cung cấp thông tin mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự và kết quả thực hiện các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc đang thực hiện ở địa phương;
b) Người có uy tín được cấp (không thu tiền):
- Một ấn phẩm báo của Cơ quan ngôn luận thuộc cơ quan quản lý nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc (01 tờ/người/kỳ/tháng), bảo đảm điều kiện về tôn chỉ, mục đích hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, có năng lực và kinh nghiệm xuất bản, phát hành báo cho người có uy tín;
- Một ấn phẩm báo của địa phương (01 tờ/người/kỳ) hoặc hình thức cung cấp thông tin khác do địa phương lựa chọn.
c) Hằng năm, người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp thông tin theo hình thức phù hợp do địa phương quyết định về pháp luật, quốc phòng, an ninh; thông tin, kiến thức cơ bản về công tác dân tộc và chính sách dân tộc; kiến thức, kỹ năng khai thác, sử dụng, xử lý thông tin trên Internet, mạng xã hội và các kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng.
...
Như vậy, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được cung cấp báo miễn phí bao gồm:
- Một ấn phẩm báo của Cơ quan ngôn luận thuộc cơ quan quản lý nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc (01 tờ/người/kỳ/tháng), bảo đảm điều kiện về tôn chỉ, mục đích hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, có năng lực và kinh nghiệm xuất bản, phát hành báo cho người có uy tín;
- Một ấn phẩm báo của địa phương (01 tờ/người/kỳ) hoặc hình thức cung cấp thông tin khác do địa phương lựa chọn.
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có được cung cấp báo miễn phí không? (Hình từ Internet)
Mức chi thăm hỏi người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ốm đau là bao nhiêu?
Tại Điều 5 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Quyết định 28/2023/QĐ-TTg có quy định chế độ, chính sách đối với người có uy tín như sau:
Điều 5. Chế độ, chính sách đối với người có uy tín
...
2. Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần
Theo phân cấp quản lý thực hiện chính sách, người có uy tín được:
a) Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết hoặc Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) do địa phương lựa chọn. Mức chi tối đa trị giá 500.000 đồng/người/lần và không quá 02 (hai) lần/năm;
b) Người có uy tín ốm đau đi điều trị bệnh, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được thăm hỏi, hỗ trợ không quá 01 lần/người/năm. Mức chi tối đa trị giá: 3.000.000 đồng/người/năm khi điều trị bệnh tại các cơ sở tuyến Trung ương và tương đương; 1.500.000 đồng/người/năm khi điều trị tại các cơ sở tuyến tỉnh và tương đương; 800.000 đồng/người/năm khi điều trị tại cơ sở tuyến huyện và tương đương; 500.000 đồng/người/năm khi điều trị tại cơ sở tuyến xã và tương đương;
c) Thăm hỏi, hỗ trợ hộ gia đình người có uy tín gặp khó khăn đột xuất do sự cố, thiên tai, hỏa hoạn được chính quyền cấp xã nơi cư trú xác nhận. Mức chi tối đa trị giá 2.000.000 đồng/hộ gia đình/năm;
d) Thăm viếng, động viên khi người có uy tín, thân nhân trong gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con) qua đời. Mức chi không quá 2.000.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan Trung ương; không quá 1.000.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan cấp huyện;
...
Như vậy, mức chi thăm hỏi người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ốm đau là:
- Khi điều trị bệnh tại các cơ sở tuyến Trung ương và tương đương: 3.000.000 đồng/người/năm;
- Khi điều trị tại các cơ sở tuyến tỉnh và tương đương: 1.500.000 đồng/người/năm;
- Khi điều trị tại cơ sở tuyến huyện và tương đương: 800.000 đồng/người/năm;
- Khi điều trị tại cơ sở tuyến xã và tương đương: 500.000 đồng/người/năm.
Lưu ý: Người có uy tín ốm đau đi điều trị bệnh phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được thăm hỏi, hỗ trợ không quá 01 lần/người/năm.
Tiêu chí lựa chọn người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là gì?
Tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 28/2023/QĐ-TTg có quy định tiêu chí lựa chọn người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là:
- Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành Phần dân tộc, cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
- Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
- Là người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc;
- Có khả năng tuyên truyền, vận động, nắm bắt, xử lý thông tin và quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, cách ứng xử; được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?