8 tháng 5 là thứ mấy, ngày gì? 8 tháng 5 năm 2024 là ngày mấy âm? Biểu tượng trong hoạt động chữ thập đỏ là gì?
8 tháng 5 là thứ mấy, ngày gì? 8 tháng 5 năm 2024 là ngày mấy âm?
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế đóng vai trò then chốt trong việc thành lập Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới.
Ðể ghi nhớ công lao của người sáng lập phong trào, ngày sinh của Henry Dunant (8/5) đã được lấy làm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế.
Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ là phong trào nhân đạo lớn nhất thế giới và là cột mốc đánh dấu sự ra đời của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế.
Như vậy, theo lịch vạn niên, ngày 8 tháng 5 năm 2024 tức Ngày Chữ thập đỏ Quốc tế sẽ rơi vào Thứ tư nhằm ngày 1/4/2024 âm lịch.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
8 tháng 5 là thứ mấy, ngày gì? 8 tháng 5 năm 2024 là ngày mấy âm? Biểu tượng trong hoạt động chữ thập đỏ là gì? (Hình từ Internet)
Biểu tượng trong hoạt động chữ thập đỏ là gì?
Căn cứ Điều 14 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 có quy định về biểu tượng chữ thập đỏ, cụ thể:
Điều 14. Biểu tượng chữ thập đỏ
1. Biểu tượng chữ thập đỏ là hình chữ thập màu đỏ, trên nền trắng. Biểu tượng chữ thập đỏ được tôn trọng và được pháp luật bảo hộ.
2. Biểu tượng chữ thập đỏ là dấu hiệu để nhận biết người đang thực hiện hoạt động chữ thập đỏ và cơ sở, phương tiện, hiện vật được sử dụng trong hoạt động chữ thập đỏ. Trong các cuộc xung đột vũ trang, biểu tượng chữ thập đỏ là dấu hiệu để nhận biết và bảo vệ người, cơ sở và phương tiện, hiện vật mang biểu tượng này.
Như vậy, biểu tượng trong hoạt động chữ thập đỏ là hình chữ thập màu đỏ, trên nền trắng. Biểu tượng chữ thập đỏ được tôn trọng và được pháp luật bảo hộ.
Biểu tượng chữ thập đỏ là dấu hiệu để nhận biết người đang thực hiện hoạt động chữ thập đỏ và cơ sở, phương tiện, hiện vật được sử dụng trong hoạt động chữ thập đỏ. Trong các cuộc xung đột vũ trang, biểu tượng chữ thập đỏ là dấu hiệu để nhận biết và bảo vệ người, cơ sở và phương tiện, hiện vật mang biểu tượng này.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 16 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008, biểu tượng trăng lưỡi liềm đỏ, biểu tượng pha lê đỏ do tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài thuộc Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế sử dụng ở Việt Nam được tôn trọng và được pháp luật bảo hộ.
Hoạt động Chữ thập đỏ được công khai bằng các hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 21 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 quy định về công khai, minh bạch trong vận động, quyên góp, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền, hiện vật cho hoạt động chữ thập đỏ như sau:
Điều 21. Công khai, minh bạch trong vận động, quyên góp, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền, hiện vật cho hoạt động chữ thập đỏ
1. Việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ tổ chức, cá nhân cho hoạt động chữ thập đỏ phải được công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung phải công khai, minh bạch bao gồm mục đích vận động, quyên góp, kết quả vận động, quyên góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
3. Hình thức công khai bao gồm:
a) Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận tiền, hiện vật và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động chữ thập đỏ có trách nhiệm thực hiện hình thức công khai quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này, có thể lựa chọn hình thức công khai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
5. Thời điểm công khai được quy định như sau:
a) Mục đích vận động, quyên góp phải được công khai trước khi tiến hành vận động, quyên góp;
b) Kết quả vận động, quyên góp phải được công khai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc việc vận động, quyên góp;
c) Việc sử dụng, kết quả sử dụng tiền, hiện vật và báo cáo quyết toán phải được công khai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê duyệt;
d) Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, Hội chữ thập đỏ, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động chữ thập đỏ có trách nhiệm cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thông tin thì phải trả lời bằng văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu và nêu rõ lý do.
Như vậy, các hình thức công khai hoạt động chữ thập đỏ bao gồm:
- Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận tiền, hiện vật và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?