Cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024 khi cải cách tiền lương như thế nào?

Xin hỏi cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024 được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của Minh Lan (Bắc Giang)

Cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024 được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 76/2023/TT-BTC quy định cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024 được thực hiện như sau:

Từ ngày 01 tháng 07 năm 2024, thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương, chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018.

(1) Các bộ, cơ quan trung ương:

- Thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, trong đó phạm vi, tỷ lệ trích số thu được để lại thực hiện theo quy định;

- Đồng thời khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định số tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2024 so với dự toán năm 2023 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dành cho cải cách tiền lương.

(2) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, ngân sách cấp dưới phải xác định số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương năm 2024.

- Số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 của các địa phương đảm bảo không thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao.

(3) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương, chế độ tiền lương năm 2024 của các địa phương bao gồm:

- 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2023 thực hiện so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao, không kể:

+ Thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết;

+ Thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định;

+ Thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới;

+ Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

+ Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

+ Thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

- 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao, không kể:

+ Thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết;

+ Thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định;

+ Thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới;

+ Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu;

+ Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

- 50% kinh phí ngân sách địa phương dành ra từ việc tiết kiệm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 còn dư chuyển sang;

- 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao;

- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được quy định cụ thể như sau:

+ Đối với các cơ quan hành chính nhà nước (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương):

Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí) được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

++ Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí):

Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

++ Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập:

Sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ (như: chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ,... và chi phí tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá).

++ Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác:

Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo chế độ quy định);

- Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.

(4) Ngân sách trung ương:

Hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối nguồn mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.

Cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024 khi cải cách tiền lương như thế nào?

Cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024 khi cải cách tiền lương như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 phải trên cơ sở gì?

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 76/2023/TT-BTC quy định việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 như sau:

Điều 2. Giao dự toán thu ngân sách nhà nước
1. Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024 cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo tối thiểu bằng mức dự toán thu ngân sách nhà nước Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 phải trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2023; căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách; dự báo mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, tình hình sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn.
...

Theo đó, việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 phải trên cơ sở sau:

- Cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2023;

- Căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách;

- Dự báo mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, tình hình sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn.

Các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương tổ chức quản lý thu ngân sách nhà nước năm 2024 như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 76/2023/TT-BTC quy định các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương tổ chức quản lý thu ngân sách nhà nước như sau:

- Triển khai đầy đủ, kịp thời Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

- Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.

- Tổ chức rà soát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện sắp xếp lại, xử lý xe ô tô, máy móc, thiết bị bảo đảm theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.

- Thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản công.

Trân trọng!

Cải cách tiền lương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cải cách tiền lương
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương mới của 05 bảng lương khi cải cách tiền lương được thông qua chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số thu lớn tại TP. HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các văn bản về chính sách cải cách tiền lương mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Công văn 6605 của BTNMT hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương theo Kết luận 83-KL/TW và Quyết định 918/QĐ-TTg?
Hỏi đáp Pháp luật
05 bảng lương mới theo vị trí việc làm khi nào được áp dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền lương cán bộ công chức viên chức sau năm 2026 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian áp dụng cơ chế tiền lương của doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết 27-NQ/TW là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các băn bản hướng dẫn cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có tiếp tục cải cách tiền lương theo vị trí việc làm như Nghị quyết 27 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương công chức chuyên ngành kế toán từ ngày 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cải cách tiền lương
Tạ Thị Thanh Thảo
574 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào