Bảng lương của trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay như thế nào?
Trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập là viên chức hạng mấy?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:
Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp
Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm:
1. Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
2. Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02
3. Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23
Như vậy, trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay được bổ nhiệm là viên chức hạng 3, có mã số là V.07.01.23.
Bảng lương của trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Bảng lương của trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mức lương của trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:
Điều 10. Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
...
Bên cạnh đó, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV quy định về cách tính mức lương của trợ giảng như sau:
Điều 3. Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8 và 9 Điều 1 Thông tư này:
...
a) Công thức tính mức lương:
Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
...
Ngoài ra, căn cứ Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP bổ sung bởi điểm c khoản 3 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP.
Theo đó, bảng lương của trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay như sau:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 2,34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2,67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3,00 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3,99 | 7.182.000 |
Bậc 6 | 4,32 | 7.776.000 |
Bậc 7 | 4,65 | 8.370.000 |
Bậc 8 | 4,98 | 8.964.000 |
Lưu ý: Mức lương kể trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
Đáp ứng tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nào để được làm trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của trợ giảng như sau:
Điều 4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;
b) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
c) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).
Như vậy, trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập phải đáp ứng 05 tiêu chuẩn về năng lực chuyên, nghiệp vụ sau:
- Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;
- Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo;
- Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?