Mẫu bản mô tả vị trí việc làm giáo viên mầm non và hướng dẫn cách viết theo Thông tư 19?
Mẫu bản mô tả vị trí việc làm giáo viên mầm non và hướng dẫn cách viết theo Thông tư 19?
Các cơ sở giáo dục mầm non công lập đều phải thực hiện xây dựng bản mô tả vị trí việc làm cụ thể và phù hợp đối với từng vị trí việc làm của đơn vị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Theo đó, hiện nay, bản mô tả vị trí việc làm giáo viên mầm non kèm hướng dẫn cách viết được quy định tại Mục 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT.
Tải về Mẫu bản mô tả vị trí việc làm giáo viên mầm non và hướng dẫn cách viết theo Thông tư 19 dưới đây:
- Tải về Mẫu bản mô tả vị trí việc làm giáo viên mầm non hạng 1 theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT tại đây.
- Tải về Mẫu bản mô tả vị trí việc làm giáo viên mầm non hạng 2 theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT tại đây.
- Tải về Mẫu bản mô tả vị trí việc làm giáo viên mầm non hạng 3 theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT tại đây.
Mẫu bản mô tả vị trí việc làm giáo viên mầm non và hướng dẫn cách viết theo Thông tư 19? (Hình từ Internet)
Định mức số lượng giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định về định mức số lượng giáo viên mầm non.
Theo đó, định mức số lượng giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non hiện nay được quy định như sau:
- Đối với nhóm trẻ: bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ, gồm 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi, 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi;
- Đối với lớp mẫu giáo: bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp, gồm 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi, 30 trẻ em/lớp từ 4 tuổi đến 5 tuổi, 35 trẻ em/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi;
- Cơ sở giáo dục mầm non không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo hoặc còn dư số trẻ sau khi bố trí: bố trí thêm 1,0 giáo viên/nhóm trẻ, gồm 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi, 11 trẻ từ 3 đến 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 đến 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 đến 6 tuổi;
- Đối với nhóm trẻ ghép, lớp mẫu giáo ghép: bố trí định mức giáo viên mầm non như các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo thông thường;
- Đối với điểm trường chỉ có 01 nhóm trẻ hoặc 01 lớp mẫu giáo không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo: bố trí 2,0 giáo viên/nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
Nội dung và phương pháp giáo dục mầm non phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Giáo dục 2019 quy định về nội dung và phương pháp giáo dục mầm non như sau:
Điều 24. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
2. Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:
a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.
Như vậy, nội dung và phương pháp giáo dục mầm non phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Nội dung giáo dục mầm non:
+ Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em;
+ Hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em;
+ Phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ;
+ Tôn trọng sự khác biệt;
+ Phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
- Phương pháp giáo dục mầm non:
+ Đối với giáo dục nhà trẻ:
+ + Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em;
++ Kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
+ Đối với giáo dục mẫu giáo:
++ Tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức;
++ Đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?