Tạm giữ người chưa thành niên theo thủ tục hành chính thì có phải thông báo cho cha mẹ biết không?

Cho tôi hỏi: Tạm giữ người chưa thành niên theo thủ tục hành chính thì có phải thông báo cho cha mẹ biết không?- Câu hỏi của anh Tính (Bình Dương).

Tạm giữ người chưa thành niên theo thủ tục hành chính thì có phải thông báo cho cha mẹ biết không?

Tại khoản 4 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về tạm giữ người theo thủ tục hành chính như sau:

Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
...
4. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.

Như vậy, khi tạm giữ người chưa thành niên theo thủ tục hành chính thì phải thông báo cho cha mẹ biết nếu một trong 02 trường hợp sau:

- Tạm giữ vào ban đêm

- Giữ trên 6 giờ.

Tạm giữ người chưa thành niên theo thủ tục hành chính thì có phải thông báo cho cha mẹ biết không?

Tạm giữ người chưa thành niên theo thủ tục hành chính thì có phải thông báo cho cha mẹ biết không? (Hình từ Internet)

Có mấy hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên?

Tại Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về áp dụng các hình thức xử phạt và u quả như sau:

Điều 135. Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
d) Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.

Như vậy có 03 hình thức xử phạt hành chính đối với người chưa thánh niên bao gồm:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên là bao nhiêu tháng?

Tại Điều 137 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên như sau:

- Người chưa thành niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính khi

Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.

- Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi:

Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý mà không tái phạm.

Người chưa thành niên dưới bao nhiêu tuổi thì không bị phạt tiền?

Tại Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định về nguyên tắc xử lý như sau:

Điều 134. Nguyên tắc xử lý
Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:
1. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;
2. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;
4. Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;
5. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, người chưa thành niên dưới 16 tuổi thì không bị phạt tiền.

Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị phạt tiền không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.

Trân trọng!

Người chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người chưa thành niên
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp con chưa đủ 18 tuổi không nằm trong nội dung của di chúc có được nhận di sản thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chưa thành niên có được đăng ký thành lập công ty hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm giữ người chưa thành niên theo thủ tục hành chính thì có phải thông báo cho cha mẹ biết không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con chưa thành niên có được quyền quản lý tài sản riêng của mình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất giảm mức phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội theo Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm thế nào để xác định nơi cư trú của người chưa thành niên?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em 16 tuổi tự bán xe máy điện của mình có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa đủ 18 tuổi có được tự thuê nhà nghỉ? Đi nhà nghỉ phải xuất trình căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chưa thành niên gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người chưa thành niên
Lương Thị Tâm Như
246 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người chưa thành niên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào