Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình vận chuyển có phải mang theo hợp đồng thu gom, vận chuyển hay không?
- Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình vận chuyển có phải mang theo hợp đồng thu gom, vận chuyển hay không?
- Thiết bị, phương tiện dùng để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân như thế nào?
Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình vận chuyển có phải mang theo hợp đồng thu gom, vận chuyển hay không?
Tại Điều 61 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt như sau:
Điều 61. Trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường, khoản 4 và khoản 5 Điều 58 Nghị định này.
2. Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định.
3. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc chuyển giao cùng với chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị xử lý.
4. Không để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển.
5. Đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Như vậy, cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình vận chuyển không bắt buộc phải mang theo hợp đồng thu gom, vận chuyển.
Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình vận chuyển có phải mang theo hợp đồng thu gom, vận chuyển hay không? (Hình từ Internet)
Thiết bị, phương tiện dùng để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt như sau:
Điều 77. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
1. Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 của Luật này.
3. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi.
4. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải sử dụng thiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
....
Như vậy, thiết bị, phương tiện dùng để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại
- Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo tuyến đường, thời gian theo quy định của UBND tỉnh.
Nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân như thế nào?
Tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
- Chất thải thực phẩm;
- Chất thải rắn sinh hoạt khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?
- Mức thưởng Tết 2025 cho người lao động căn cứ theo những yếu tố nào?
- Tổng hợp nhạc Giáng Sinh Tiếng Anh hay nhất 2024?