Hướng dẫn thuế GTGT khi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho khách hàng mua bảo hiểm?

Xin hướng dẫn giúp tôi thuế GTGT khi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho khách hàng mua bảo hiểm?- Câu hỏi của anh Hùng (Hà Nội).

Hướng dẫn thuế GTGT khi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho khách hàng mua bảo hiểm?

Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
...

Tại điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
...
12. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản; chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghi tên người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm; trường hợp phần bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán cho người tham gia bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
...

Tại Công văn 1326/TCT-CS năm 2024 có hướng dẫn về trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho khách hàng mua bảo hiểm.

Như vậy, khi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho khách hàng mua bảo hiểm thì kê khai thuế GTGT được quy định như sau:

Trường hợp 1: Ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm mua hàng hóa hoặc sửa chữa tài sản.

+ Người tham gia bảo hiểm cung cấp hóa đơn mang tên Công ty bảo hiểm hoặc mang tên khách hàng khi được Công ty bảo hiểm ủy quyền hoặc khách hàng xuất hóa đơn cho Công ty bảo hiểm.

+ Công ty bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm với giá trị tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm;

Lưu ý: Nếu phần bồi thường bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Trường hợp 2: Công ty bảo hiểm bồi thường bằng tiền cho người tham gia bảo hiểm thì lập chứng từ theo quy định.

Trường hợp 3: Doanh nghiệp bảo hiểm đứng tên trên hợp đồng đồng bảo hiểm, đã chi trả tiền bảo hiểm, thực hiện thu đối với số tiền bồi thường đối với các doanh nghiệp đồng bảo hiểm thì căn cứ nguyên tắc lập hóa đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và căn cứ theo hợp đồng đồng bảo hiểm để hướng dẫn các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện.

Hướng dẫn thuế GTGT khi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho khách hàng mua bảo hiểm?

Hướng dẫn thuế GTGT khi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho khách hàng mua bảo hiểm? (Hình từ Internet)

Thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm là khi nào?

Tại Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:

Điều 30. Thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
2. Trường hợp người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng chứng minh được rằng không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
3. Trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.

Như vậy, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm là 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Chậm bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì có phải trả lãi không?

Tại Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:

Điều 31. Thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
2. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chậm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất đối với số tiền chậm trả được xác định theo thỏa thuận của các bên theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Như vậy, nếu doanh nghiệp bảo hiểm chậm bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Trân trọng!

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế giá trị gia tăng
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Quốc hội thông qua Luật Thuế Giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển nhượng chứng chỉ năng lượng tái tạo REC chịu thuế GTGT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân bón có chịu thuế GTGT không? Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí Công ty mẹ trả thay có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào không? Có được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vận tải quốc tế bao gồm chặng nội địa chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT Tháng 11/2024 là ngày bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chậm nộp tờ khai thuế GTGT bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề nghị tiếp tục giảm thuế GTGT 2% đến hết ngày 31/12/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quý 1, quý 2, quý 3, quý 4 là tháng mấy? Thời hạn nộp thuế GTGT theo quý năm 2024 là khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế giá trị gia tăng
Lương Thị Tâm Như
6,477 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào