Tiền thân của Công đoàn Việt Nam là cơ quan nào? Công đoàn có quyền và trách nhiệm gì?

Cho tôi hỏi: Tiền thân của Công đoàn Việt Nam là cơ quan nào? Công đoàn Việt Nam có quyền và trách nhiệm gì? (Câu hỏi từ chị Thanh Trúc đến từ Long An).

Tiền thân của Công đoàn Việt Nam là cơ quan nào?

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, do người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh; phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Tại Lời nói đầu của Điều lệ Công đoàn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:

Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, do người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh; phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Như vậy, tiền thân của Công đoàn Việt Nam là Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929.

Tiền thân của Công đoàn Việt Nam là cơ quan nào? Công đoàn có quyền và trách nhiệm gì?

Tiền thân của Công đoàn Việt Nam là cơ quan nào? Công đoàn có quyền và trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam là gì?

Tại Điều 6 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam như sau:

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.
3. Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.

Như vậy, Công đoàn Việt Nam được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.

Công đoàn có quyền và trách nhiệm gì?

Căn cứ Luật Công đoàn 2012 Công đoàn có các quyền và trách nhiệm sau:

- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (Điều 10 Luật Công đoàn 2012);

- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội (Điều 11 Luật Công đoàn 2012);

- Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật (Điều 12 Luật Công đoàn 2012);

- Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị (Điều 13 Luật Công đoàn 2012);

- Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 14 Luật Công đoàn 2012);

- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động (Điều 15 Luật Công đoàn 2012);

- Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở (Điều 16 Luật Công đoàn 2012);

- Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở (Điều 17 Luật Công đoàn 2012).

Các nguồn thu của Công đoàn gồm các nguồn nào?

Theo quy định tại Điều 26 Luật Công đoàn 2012 thì tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Trân trọng!

Công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp câu nói hay về 20/10? Công đoàn có bắt buộc phải tặng quà cho lao động nữ vào 20/10 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thể thức văn bản của công đoàn mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
09 mẫu văn bản hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng của tổ chức công đoàn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ bao lâu 1 lần? Số lượng ủy viên của ban chấp hành công đoàn cơ sở do ai quyết định và có bao nhiêu người?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập mới bao nhiêu Ban nữ công quần chúng?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cho công đoàn hoạt động thuộc về trách nhiệm của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên gọi của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 1961 - 1988 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
NỘI DUNG Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 3 Cuộc thi trực tuyến về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công đoàn
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
1,410 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào