Bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 12 có đáp án tham khảo mới nhất năm 2024?
Bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 12 có đáp án tham khảo mới nhất năm 2024?
Bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 12 kèm đáp án mới nhất năm 2024 là tổng hợp một số đề thi chính thức tại một số địa phương năm học 2023-2024. Bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 12 này sẽ giúp học sinh lớp 12 tham khảo và ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi cuối kì 2 năm 2024 tốt nhất.
Tải về Bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 12 có đáp án tham khảo mới nhất năm 2024 tại đây.
Bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 12 có đáp án tham khảo mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 12 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào thời gian nào?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 1 Công văn 1277/BGDĐT-QLCL năm 2024 hướng dẫn lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Như vậy, học sinh lớp 12 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào ngày 27/6/2024 và ngày 28/6/2024, cụ thể như sau:
Mục tiêu giáo dục môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?
Căn cứ Tiểu mục 4 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu giáo dục môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông như sau:
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
...
4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông
a) Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở; mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu.
b) Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn: đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thể hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc; đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng - trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập. Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp (kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận), đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù hợp trong tranh luận.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được tác phẩm văn học và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác; phân tích và nhận xét được đặc điểm của ngôn ngữ văn học; phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn học; nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong cách văn học; có trí tưởng tượng phong phú, biết thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học; tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
Như vậy, mục tiêu giáo dục môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm:
- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở;
- Mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam, có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu.
- Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn gồm:
+ Đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thể hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc;
+ Đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện;
+ Vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng - trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập.
+ Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp, đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục.
+ Nói và nghe linh hoạt, có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình, biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù hợp trong tranh luận.
- Phát triển năng lực văn học đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Phân biệt được tác phẩm văn học và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác;
+ Phân tích và nhận xét được đặc điểm của ngôn ngữ văn học;
+ Phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn học;
+ Nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong cách văn học;
+ Có trí tưởng tượng phong phú, biết thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học;
+ Tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Thuế giới thiệu các điểm mới tại Thông tư 86/2024/TT-BTC về đăng ký thuế?
- Có được thu tiền dạy thêm đối với học sinh lớp cuối cấp ôn thi trong trường không?
- Ngày 18 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động tạm ứng tiền lương vào ngày 18 tháng 2 2025 âm lịch có bị tính lãi không?
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- 1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?