Đất trồng lúa có ký hiệu trên sổ đỏ như thế nào năm 2024?
- Đất trồng lúa có ký hiệu trên sổ đỏ như thế nào năm 2024?
- Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm hiện nay là bao lâu?
- Hiện nay việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm có phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Đất trồng lúa có ký hiệu trên sổ đỏ như thế nào năm 2024?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Điều 8. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ về loại đất
Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ tổng thể đến chi tiết theo quy định như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
a) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
Trong đất trồng cây hàng năm bao gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác);
b) Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; trong đó gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng;
c) Đất nuôi trồng thủy sản;
d) Đất làm muối;
đ) Đất nông nghiệp khác.
...
Căn cứ theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
Theo đó, đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp và được phân thành 03 loại gồm: đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
Ngoài ra, tương ứng với mỗi loại đất khác nhau sẽ có ký hiệu đất khác nhau, cụ thể như sau:
- Đất chuyên trồng lúa nước: LUC
- Đất trồng lúa nước còn lại: LUK
- Đất trồng lúa nương: LUN
Đất trồng lúa có ký hiệu trên sổ đỏ như thế nào năm 2024? (Hình từ Internet)
Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm hiện nay là bao lâu?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 127. Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất
1. Thời hạn sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
a) Trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang sử dụng vào mục đích khác thì thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
b) Trường hợp chuyển đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài;
c) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.
Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
d) Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
...
Theo quy định này, hộ gia đình, cá nhân thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
Hiện nay việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm có phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
...
Như vậy, hiện nay việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm bắt buộc phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất trồng lúa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?