Tòa án nhân dân Tối cao đề xuất 02 phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc?
Tòa án nhân dân Tối cao đề xuất 02 phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc?
Tòa án nhân dân Tối cao đang lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đặt cọc.
Tại Điều 6 Dự thảo đề xuất 02 phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc như sau:
Điều 6. Phạt cọc và không phạt cọc
1. Phạt cọc là thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật, theo đó nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì ngoài việc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc còn phải trả cho bên đặt cọc một khoản tiền.
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận phạt cọc thì trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì nếu bên đặt cọc yêu cầu, bên nhận đặt cọc vẫn phải trả cho bên đặt cọc một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
3. Phương án 1: Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có thể thỏa thuận mức tiền phạt cọc khác với mức “một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc” quy định tại khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Dân sự 2015.
Phương án 2: Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có thể thỏa thuận mức tiền phạt cọc khác với mức “một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc” quy định tại khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Dân sự 2015 nhưng không vượt quá năm lần mức tiền đặt cọc. Trường hợp bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc thỏa thuận về mức phạt cọc vượt quá năm lần giá trị tài sản đặt cọc thì khi giải quyết tranh chấp, Tòa án chỉ chấp nhận phạt cọc bằng năm lần mức tiền đặt cọc.
...
Theo đó, 02 phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc dự kiến là:
- Phương án 1: Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có thể thỏa thuận mức tiền phạt cọc khác với mức “một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc” quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo phương án 1 thì bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có thể tự thỏa thuận mức phạt cọc mà không bị giới hạn mức tiền phạt cọc.
- Phương án 2: Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có thể thỏa thuận mức tiền phạt cọc khác với mức “một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc” quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 nhưng không vượt quá năm lần mức tiền đặt cọc. Trường hợp bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc thỏa thuận về mức phạt cọc vượt quá năm lần giá trị tài sản đặt cọc thì khi giải quyết tranh chấp, Tòa án chỉ chấp nhận phạt cọc bằng năm lần mức tiền đặt cọc.
Đối với phương án 2 thì các bên tham gia vào quan hệ đặt cọc có thể tự thỏa thuận mức phạt cọc và tối đa gấp 5 lần giá trị tài sản đặt cọc.
Tòa án nhân dân Tối cao đề xuất 02 phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc? (Hình từ Internet)
Tài sản đặt cọc gồm những loại nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
...
Theo đó, tài sản đặt cọc bao gồm những loại tài sản dưới đây:
- Tiền.
- Kim khí quý.
- Đá quý.
- Vật có giá trị khác.
Việc xử lý tài sản đặt cọc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 328. Đặt cọc
...
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, việc xử lý tài sản đặt cọc được thực hiện như sau:
(1) Hợp đồng đã được giao kết:
- Tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc.
- Tài sản đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
(2) Bên đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng: tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
(3) Bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng:
- Bên nhận đặt cọc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc
- Trả một số tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc
(4) Các bên có thỏa thuận khác: thì khi hợp đồng đặt cọc không thực hiện được, hai bên phải thực hiện theo thỏa thuận khác đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Gián điệp mạng là gì? Gián điệp mạng gồm những hành vi nào?
- Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
- Tỷ lệ mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh cấp cơ bản là bao nhiêu?
- 'Thành phố Hoa phượng đỏ' là thành phố nào? Có phải đến năm 2030, Hải Phòng sẽ cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt?