Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44?

Cho tôi hỏi: Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44 là mẫu nào? Tải về như thế nào? Câu hỏi từ anh Xuyên - Hà Tĩnh

Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44?

Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động theo Mẫu số 04 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, mẫu có dạng như sau:

Tải Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP Tại đây

Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44?

Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44? (Hình từ Internet)

Người làm công tác y tế có nhiệm vụ tham mưu quan trắc môi trường lao động với nội dung gì?

Căn cứ Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về bộ phận y tế như sau:

Điều 73. Bộ phận y tế
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
2. Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động, với nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;
c) Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;
d) Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;
đ) Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);
...

Như vậy, người làm công tác y tế có nhiệm vụ tham mưu quan trắc môi trường lao động với nội dung chủ yếu bao gồm:

- Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc;

- Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);

Thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 34. Hồ sơ, thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động
...
2. Thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động:
a) Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, người đứng đầu tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động gửi Bộ Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của các Bộ, ngành) hoặc Sở Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi tổ chức đặt trụ sở hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
...

Theo đó, thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động được quy định cụ thể như sau:

Bước 1: Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, người đứng đầu tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động gửi Bộ Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của các Bộ, ngành) hoặc Sở Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi tổ chức đặt trụ sở hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động;

Bước 2: Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế. Trường hợp không bảo đảm điều kiện thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trực tuyến được quy định như sau:

- Bảo đảm hồ sơ và nội dung giấy tờ như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy;

- Thông tin văn bản đề nghị công bố, hồ sơ công bố phải đầy đủ và chính xác theo thông tin văn bản điện tử;

- Tổ chức đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trực tuyến phải thực hiện lưu giữ hồ sơ bằng bản giấy.

Trân trọng!

Quan trắc môi trường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quan trắc môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Tần suất quan trắc môi trường định kỳ bao lâu 1 lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Những đối tượng nào phải quan trắc môi trường? Hệ thống quan trắc môi trường gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở được cấp GCN đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường bắt buộc phải lưu trữ bản giấy hay bản điện tử đối với hoạt động này?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44?
Hỏi đáp pháp luật
Quan trắc môi trường lao động là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan trắc môi trường là gì? Quy định quan trắc môi trường định kỳ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường năm 2023 là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Ðiều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường?
Hỏi đáp pháp luật
Quan trắc môi trường là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hoạt động quan trắc môi trường
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quan trắc môi trường
Nguyễn Thị Hiền
937 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào