Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có được là công chức không?
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có được là công chức không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước
1. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
a) Thành viên Hội đồng thành viên không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác; Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình nhưng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp khác;
c) Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình hoặc doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
d) Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc được kiêm nhiệm các chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty ở doanh nghiệp thành viên, nhưng không quá 03;
đ) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.
...
Theo quy định này, người quản lý doanh nghiệp nhà nước không được là công chức.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có được là công chức không? (Hình từ Internet)
Điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước là gì?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP, điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước đó là:
- Phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên.
- Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
- Tuổi bổ nhiệm:
+ Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm.
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Nhân sự được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm.
- Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định.
- Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.
- Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (tương đương 24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương).
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Người quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được xem xét từ chức trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 52. Từ chức
1. Việc xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
b) Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
c) Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng.
Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
d) Vì các lý do chính đáng khác của cá nhân.
...
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp nhà nước được xem xét từ chức nếu thuộc 04 trường hợp dưới đây:
- Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
- Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng.
- Vì các lý do chính đáng khác của cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?