Yêu cầu kỹ thuật để chế tạo gối cầu bằng thép đúc theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10307:2014 như thế nào?
Yêu cầu kỹ thuật để chế tạo gối cầu bằng thép đúc theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10307:2014 như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 7.8 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10307:2014 quy định về yêu cầu kỹ thuật để chế tạo gối cầu bằng thép đúc như sau:
7. Chế tạo gối cầu
...
7.8. Yêu cầu kỹ thuật để chế tạo gối cầu bằng thép đúc, khối lượng và cách thức kiểm tra nghiệm thu trong quá trình thi công, được quy định theo Bảng 7.
Như vậy, việc chế tạo gối cầu bằng thép đúc theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10307:2014 phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Về khuyết tật bề mặt thép đúc để thô:
+ Rỗ ngót, rỗ khí, ngậm xỉ, rìa xờm: Không cho phép có sai lệch so với thiết kế;
+ Chân đậu ngót, đậu hơi rãnh dẫn: Không cho phép có sai lệch so với thiết kế.
- Sai lệch cho phép về kích thước, khối lượng, lượng dư gia công của vật đúc: Đạt độ chính xác cấp 1 theo TCVN 2344:1978;
- Về khuyết tật bề mặt thép đúc đã gia công:
+ Tổng diện tích các lỗ rỗng: sai lệch so với thiết kế < 3 % diện tích bề mặt đã gia công;
+ Đường kính tương đương của một lỗ rỗng bất kỳ: sai lệch so với thiết kế < 5,0 mm.
- Về độ tiếp xúc của con lăn với thớt gối trên - dưới: Khe hở < 0,1mm so với thiết kế.
- Về kích thước hình học của gối cầu:
+ Tim lỗ bu lông neo dầm ở thớt trên: lỗ liền kề: sai lệch 0,5 mm so với thiết kế;
+ Đường tim theo chiều thẳng của gối và thanh-dầm cầu (tim nhóm lỗ bu lông neo dầm): sai lệch ≤ 1,0 mm so với thiết kế;
+ Tim lỗ bu lông neo dầm ở thớt dưới:
++ Lỗ liền kề: sai lệch 1,0 mm so với thiết kế;
++ Giữa hai nhóm lỗ: sai lệch 1,5 mm so với thiết kế.
+ Chiều cao tổng thể: sai lệch 0,001H so với thiết kế.
Yêu cầu kỹ thuật để chế tạo gối cầu bằng thép đúc theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10307:2014 như thế nào? (Hình từ Internet)
Vật liệu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10307:2014 cần đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10307:2014 quy định về tiêu chuẩn vật liệu.
Theo đó, vật liệu theo TCVN 10307:2014 cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Tất cả thép trước khi gia công phải được kiểm tra đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế.
- Thép phải được phân loại theo nhãn mác, được đánh dấu và sắp xếp theo tiết diện để tránh sự nhầm lẫn các loại thép. Các loại thép khác nhau phải dùng sơn màu khác nhau để đánh dấu.
- Thép phải được nắn thẳng, làm sạch gỉ dầu mỡ và các tạp chất khác trước khi sử dụng. Bán kính cong và độ võng cho phép khi tiến hành uốn nắn nguội thép phải tuân theo quy định.
- Thép bản dùng để gia công không được có vết lõm sâu quá 0,1 mm.
- Thép phải được xếp thành lô chắc chắn trong nhà có mái che. Trường hợp phải để ngoài trời thép cần được sơn phủ bảo vệ, khi xếp phải kê lót và xếp nghiêng sao cho dễ thoát nước.
- Khi vận chuyển thép, phải có bộ giá để thép không bị biến dạng.
- Que hàn, dây hàn, thuốc hàn phải xếp theo lô, theo số hiệu và phải để ở nơi khô ráo. Riêng thuốc hàn phải bảo quản trong thùng kín.
- Trước khi sử dụng, phải kiểm tra chất lượng que hàn, dây hàn và thuốc hàn tương ứng với qui định trong các tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật hiện hành.
- Que hàn, dây hàn và thuốc hàn phải sấy khô theo chế độ thích hợp cho từng loại. Lượng que hàn và thuốc hàn đã sấy khô lấy ở tủ sấy ra được dùng trong một ca sản xuất (nếu hàn lên thép cacbon thấp) hoặc chỉ đủ trong hai giờ (nếu hàn lên thép hợp kim thấp).
- Việc lựa chọn que hàn, dây hàn và thuốc hàn thích hợp phải xét tới cường độ của các bộ phận cần hàn và tính chịu hàn của các bộ phận đó. Que hàn bị tróc vỏ hoặc bị bẩn và những que hàn bị hỏng thì không được sử dụng.
- Vật liệu sơn bảo vệ kết cấu cầu thép phải tuân thủ theo TCVN 8789:2011.
Công tác bàn giao xuất xưởng chi tiết thép được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10307:2014 quy định về công tác bàn giao xuất xưởng chi tiết thép.
Theo đó, công tác bàn giao xuất xưởng chi tiết cấu kiện thép phải được thực hiện đáp ứng các quy định sau:
- Tất cả chi tiết cấu kiện thép sau khi sơn xong phải được ghi nhãn theo đúng bản vẽ thiết kế:
+ Dấu mã hiệu phải ghi ở phía đầu thanh, ngoài vị trí mối nối lắp ráp;
+ Trường hợp cần thiết có thể bổ sung mã hiệu, nhưng sau đó phải ghi vào bản vẽ hoàn công.
+ Trên những chi tiết không được phép sơn, phải dùng thẻ nhãn ghi mã hiệu và buộc vào chi tiết.
- Các cấu kiện nhỏ phải được đóng gói trong hòm gỗ hoặc cùm lại bằng bu lông, thép góc v.v... tùy thuộc điều kiện vật liệu và yêu cầu của bên đặt hàng.
- Toàn bộ cấu kiện chi tiết để ở kho phải được:
+ Phân loại theo hạng mục công trình, theo chủng loại mác thép và thứ tự lắp ráp;
+ Kiểm tra lại, nếu có hư hỏng thì phải sửa chữa;
+ Đánh dấu điểm móc cẩu để tránh bị biến dạng kết cấu;
+ Đảm bảo chắc chắn trên các tấm hoặc bệ kê lót.
+ Khoảng cách giữa các tấm kê lót phải đảm bảo không gây biến dạng dư cho kết cấu. Khi xếp nhiều tầng, giữa các cấu kiện phải dùng các tấm để ngăn kê theo tầng và theo phương đứng;
+ Các chi tiết thép có dạng uốn phải được bảo quản ở vị trí thẳng đứng;
+ Đặt cấu kiện không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất;
+ Kê xếp sao cho dễ thoát nước mặt.
- Các cấu kiện chi tiết có thể bị hư hại trong khi vận chuyển thì phải đóng kiện chắc chắn trước khi gửi đi.
- Việc đóng kiện phải đảm bảo:
+ Chặt chẽ khi xếp kho và vận chuyển;
+ Trọng lượng phù hợp với phương tiện cẩu chuyển hiện có và phù hợp đơn đặt hàng.
- Xưởng máy chế tạo dầm thép khi hoàn thành toàn bộ đơn hàng hoặc từng phần riêng biệt của đơn hàng, thì khi giao hàng phải gửi kèm danh sách đóng kiện, lý lịch xuất xưởng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Thuế giới thiệu các điểm mới tại Thông tư 86/2024/TT-BTC về đăng ký thuế?
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động có quyền khiếu nại không?
- Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển được đặt ở đâu?
- Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Điều kiện, tiền trợ cấp chế độ về hưu trước tuổi?