Quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp nào?
Quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 71 Luật Thanh tra 2022 quy định về đình chỉ cuộc thanh tra như sau:
Điều 71. Đình chỉ cuộc thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng thanh tra là cá nhân đã chết; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền và nghĩa vụ;
b) Nội dung thanh tra đã được cơ quan thanh tra cấp trên kết luận;
c) Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về cùng nội dung thanh tra;
d) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có văn bản yêu cầu đình chỉ cuộc thanh tra;
đ) Thuộc trường hợp chồng chéo, trùng lặp đã được xử lý theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
2. Khi đình chỉ cuộc thanh tra, người tiến hành thanh tra có trách nhiệm hủy bỏ các biện pháp đã áp dụng theo thẩm quyền trong quá trình thanh tra.
3. Quyết định đình chỉ cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.
Như vậy, người ra quyết định thanh tra ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp sau:
- Đối tượng thanh tra là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền và nghĩa vụ;
- Nội dung thanh tra đã được cơ quan thanh tra cấp trên kết luận;
- Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về cùng nội dung thanh tra;
- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có văn bản yêu cầu đình chỉ cuộc thanh tra;
- Thuộc trường hợp chồng chéo, trùng lặp đã được xử lý.
Lưu ý: Khi đình chỉ cuộc thanh tra, các biện pháp đã áp dụng trong quá trình thanh tra cũng phải bị hủy bỏ.
Quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp nào? (Hình từ Internt)
Việc công khai kết luận thanh tra được thực hiện thông qua các hình thức nào?
Căn cứ Điều 79 Luật Thanh tra 2022 quy định về hình thức công khai kết luận thanh tra như sau:
Điều 79. Công khai kết luận thanh tra
...
3. Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:
a) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;
b) Tổ chức cuộc họp công bố kết luận thanh tra với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;
c) Thông báo trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng. Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục tiến hành thì thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương; đối với cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành thì thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương;
d) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
...
Như vậy, việc công khai kết luận thanh tra được thực hiện thông qua hình thức đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và một trong các hình thức sau:
- Tổ chức cuộc họp công bố kết luận thanh tra hoặc tổ chức họp báo;
- Thông báo trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
Thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 49 Luật Thanh tra 2022 quy định về thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính.
Theo đó, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính được thực hiện theo 03 giai đoạn qua các bước sau:
- Giai đoạn 01: Chuẩn bị thanh tra.
+ Bước 1: Thu thập thông tin;
+ Bước 2: Ban hành quyết định thanh tra;
+ Bước 3: Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
+ Bước 4: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
- Giai đoạn 02: Tiến hành thanh tra trực tiếp.
+ Bước 1: Công bố quyết định thanh tra;
+ Bước 2: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan;
+ Bước 3: Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
+ Bước 4: Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
- Giai đoạn 03: Kết thúc cuộc thanh tra.
+ Bước 1: Báo cáo kết quả thanh tra;
+ Bước 2: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
+ Bước 3: Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
+ Bước 4: Ban hành kết luận thanh tra;
+ Bước 5: Công khai kết luận thanh tra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?
- Hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến dữ liệu từ 01/07/2025?
- Phân cấp của đầu phát hiện khói công nghệ hút của hệ thống báo cháy theo TCVN 7568-20:2016 (ISO 7240-20:2010)?
- Thí sinh tự do năm 2025 thi tốt nghiệp THPT chương trình cũ hay mới?