Mắc bệnh hiểm nghèo có được rút ngắn thời gian thử thách án treo không?

Cho tôi hỏi: Mắc bệnh hiểm nghèo có được rút ngắn thời gian thử thách án treo không? Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là khi nào? (Câu hỏi từ anh Sơn - Hà Nội).

Án treo là gì?

Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP có quy định về án treo như sau:

Điều 1. Án treo
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Như vậy, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Mắc bệnh hiểm nghèo có được rút ngắn thời gian thử thách án treo không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP có quy định về điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo như sau:

Điều 8. Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo.
...
4. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.
Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.
Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về điều kiện rút ngắn thời gian hưởng án treo như sau:

Điều 8. Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo.
1. Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
b) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
....

Như vây, người mắc bệnh hiểm nghèo có thể được rút ngắn thời gian thử thách của án treo nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;

- Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự 2019; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.

- Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.

Mắc bệnh hiểm nghèo có được giảm thời gian chấp hành án treo không?

Mắc bệnh hiểm nghèo có được rút ngắn thời gian thử thách án treo không?Hình từ Internet)

Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là khi nào?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP có quy định về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách như sau:

- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.

- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.

- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm lần sau

Trân trọng!

Án treo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Án treo
Hỏi đáp Pháp luật
Trong thời gian đang hưởng án treo, có được đi làm ở Công ty trong cùng tỉnh cư trú sáng đi chiều về hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian thử thách khi hưởng án treo có được xem là thời gian được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên cán bộ, công chức, viên chức không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hưởng án treo có được đi làm không? Án treo cao nhất là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mắc bệnh hiểm nghèo có được rút ngắn thời gian thử thách án treo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng quản trị đang chịu án treo có được tiếp tục quản lý công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hưởng án treo có được xuất cảnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tại ngoại và án treo khác nhau như thế nào? Điều kiện hưởng án treo là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Án treo là gì? Lĩnh 1 năm án treo có được tiếp tục đi làm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tù treo là gì? Khi nào được hưởng tù treo?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành khẩn khai báo là gì? Có thể căn cứ vào tình tiết thành khẩn khai báo để cho hưởng án treo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Án treo
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
511 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào