Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân?
- Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân?
- Có bắt buộc tổ chức đối thoại khi ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân không?
- Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân có được phép rút đơn khiếu nại quyết định kỷ luật đã thụ lý không?
Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2022/TT-BCA quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.
Theo đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân được xác định như sau:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành:
+ Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;
+ Trung đoàn trưởng thuộc Bộ Tư lệnh cảnh vệ; Giám đốc trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, Trung đoàn trưởng, Trưởng đoàn thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát;
+ Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc Cơ quan Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Bộ trưởng Bộ Công an.
- Giải quyết khiếu nại lần hai:
+ Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc Cơ quan Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp
+ Bộ trưởng Bộ Công an giải quyết khiếu nại giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật mà Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc Cơ quan Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc tổ chức đối thoại khi ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân không?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Thông tư 23/2022/TT-BCA quy định về tổ chức đối thoại như sau:
Điều 20. Tổ chức đối thoại
1. Các trường hợp đối thoại:
a) Trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định kỷ luật, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau;
,,,
Như vậy, trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, người giải quyết khiếu nại bắt buộc phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại.
Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân có được phép rút đơn khiếu nại quyết định kỷ luật đã thụ lý không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BCA quy định về việc áp dụng pháp luật như sau:
Điều 3. Áp dụng pháp luật
...
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên Công an nhân dân (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an) có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật với cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 và Thông tư này nhưng không được khởi kiện tại Tòa án hành chính.
...
Theo đó, căn cứ Điều 10 Luật Khiếu nại 2011 quy định về rút đơn khiếu nại như sau:
Điều 10. Rút khiếu nại
Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.
Như vậy, sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân có được phép rút đơn khiếu nại quyết định kỷ luật đã thụ lý vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại và phải nộp đơn rút khiếu nại bằng văn bản đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?