Mức lương Trung tướng Quân đội nhân dân trước và sau cải cách ngày 01/07/2024 là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi: Mức lương Trung tướng Quân đội nhân dân hiện nay là bao nhiêu? Sắp tới, khi thực hiện cải cách tiền lương thì mức lương Trung tướng Quân đội nhân dân ra sao? Câu hỏi của chị Thu Hiền – TP.HCM

Mức lương Trung tướng Quân đội nhân dân trước cải cách tiền lương ngày 01/07/2024 là bao nhiêu?

Căn cứ Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu ban hành kèm Thông tư 41/2023/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng như sau:

Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP quy định cách tính mức lương của Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đang được tính theo công thức như sau:

Mức lương Trung tướng Quân đội nhân dân = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng

Như vậy, theo những quy định hiện nay thì Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam được nhận mức lương là 16.560.000 đồng/tháng chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.

Mức lương Trung tướng Quân đội nhân dân trước và sau cải cách ngày 01/07/2024 là bao nhiêu?

Mức lương Trung tướng Quân đội nhân dân trước và sau cải cách ngày 01/07/2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức lương Trung tướng Quân đội nhân dân sau cải cách tiền lương ngày 01/07/2024 là bao nhiêu?

Căn cứ theo tinh thần tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, có đưa ra nội dung cải cách tiền lương về xây dựng 03 bảng lương mới đối với quân đội theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:

- 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);

- 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;

- 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Đồng thời, cơ cấu tiền lương khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm:

- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);

- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);

- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Như vậy, sau khi thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương Trung tướng Quân đội nhân dân sẽ được tính dựa theo bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm) và xây dựng công thức tính lương như sau:

Lương Trung tướng Quân đội nhân dân = Lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng (nếu có).

Mức lương cụ thể còn cần chờ đến khi Nhà nước có văn bản quy định chi tiết về bảng lương mới.

Trung tướng Quân đội nhân dân có thể giữ chức vụ nào?

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan quân đội được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) như sau:

Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
...
c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân:
Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;
Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;
Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;
Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một;
Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;
Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng;
Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;
...

Như vậy, Trung tướng Quân đội nhân dân có thể giữ chức vụ thuộc các nhóm sau đây:

- Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;

- Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;

- Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;

- Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;

- Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một;

- Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;

- Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;

- Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng;

- Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Trân trọng!

Cải cách tiền lương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cải cách tiền lương
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương mới của 05 bảng lương khi cải cách tiền lương được thông qua chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số thu lớn tại TP. HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các văn bản về chính sách cải cách tiền lương mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Công văn 6605 của BTNMT hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương theo Kết luận 83-KL/TW và Quyết định 918/QĐ-TTg?
Hỏi đáp Pháp luật
05 bảng lương mới theo vị trí việc làm khi nào được áp dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền lương cán bộ công chức viên chức sau năm 2026 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian áp dụng cơ chế tiền lương của doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết 27-NQ/TW là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các băn bản hướng dẫn cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có tiếp tục cải cách tiền lương theo vị trí việc làm như Nghị quyết 27 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương công chức chuyên ngành kế toán từ ngày 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cải cách tiền lương
741 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào