Chỉ số cải cách hành chính là gì? Bộ nào có kết quả chỉ số cải cách hành chính cao nhất và thấp nhất năm 2023?

Xin hỏi kết quả chỉ số Cải cách hành chính năm 2023 như thế nào? Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ năm 2023 được xác định như thế nào? - Câu hỏi của Thanh Khương (Hải Dương)

Chỉ số cải cách hành chính là gì?

Chỉ số cải cách hành chính hay còn gọi là Par Index là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính.

Bộ nào có kết quả chỉ số cải cách hành chính cao nhất và thấp nhất?

Ngày 17/4/2024, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 và chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023).

Theo đó, đối với bảng xếp hạng về cải cách hành chính cấp bộ thì Bộ Tư pháp đạt điểm số cao nhất với 89,95 điểm, đạt vị trí thứ nhất về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023. Xếp lần lượt ở các vị trí tiếp theo là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Bộ Công Thương là cơ quan xếp ở cuối bảng về chỉ số cải cách hành chính với 78 điểm. Hai bộ xếp liền kế trước đó là Bộ Ngoại giao với 78,4 điểm và Bộ Y tế với 79,8 điểm.

Đối với bảng xếp hạng về cải cách hành chính cấp địa phương, với kết quả đạt 92,18%, năm 2023 là năm thứ 6 Quảng Ninh đứng đầu cả nước. Tiếp sau là Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đứng cuối bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính là An Giang, với 81,32%.

Chỉ số Cải cách hành chính là gì? Bộ nào có kết quả chỉ số cải cách hành chính cao nhất và thấp nhất năm 2023?

Chỉ số Cải cách hành chính là gì? Bộ nào có kết quả chỉ số cải cách hành chính cao nhất và thấp nhất năm 2023? (Hình từ Internet)

Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ năm 2023 được xác định như thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 2 Điều 1 Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 quy định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ như sau:

(1) Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ

Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp bộ được cấu trúc thành 7 lĩnh vực đánh giá, 38 tiêu chí và 97 tiêu chí thành phần, cụ thể là:

- Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 7 tiêu chí và 6 tiêu chí thành phần;

- Cải cách thể chế: 9 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần;

- Cải cách thủ tục hành chính: 6 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần;

- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 4 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;

- Cải cách chế độ công vụ: 6 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần;

- Cải cách tài chính công: 3 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần;

- Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số: 3 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;

(2) Thang điểm đánh giá:

- Thang điểm đánh giá của Chỉ số CCHC là 100.

- Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 31,50/100.

(3) Phương pháp đánh giá:

- Tự đánh giá của các bộ:

+ Các bộ tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của bộ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số CCHC cấp bộ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

+ Điểm tự đánh giá của các bộ được Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định để xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết.

- Đánh giá thông qua điều tra xã hội học:

+ Việc điều tra xã hội học được tiến hành để lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau, do Bộ Nội vụ quy định;

+ Bộ câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí của Chỉ số CCHC cấp bộ;

+ Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học được thể hiện tại cột “Điều tra XHH”.

(4) Tính toán, xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ:

- Tổng hợp điểm đánh giá qua điều tra xã hội học và điểm Bộ Nội vụ đánh giá được thể hiện tại cột “Điểm đạt được”.

- Chỉ số CCHC được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa tổng điểm đạt được và tổng điểm tối đa (100 điểm).

- Các chỉ số thành phần theo lĩnh vực, tiêu chí, được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa điểm đạt được và điểm tối đa của từng lĩnh vực, tiêu chí.

(5) Xếp hạng Chỉ số CCHC

- Kết quả Chỉ số CCHC của 17 bộ, cơ quan được xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp.

- Kết quả Chỉ số CCHC của 2 cơ quan đặc thù không xếp hạng chung với 17 bộ, cơ quan.

Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 được xác định như thế nào?

Theo tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 quy định chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh như sau:

(1) Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh:

Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 37 tiêu chí, 88 tiêu chí thành phần, cụ thể là:

+ Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 7 tiêu chí và 2 tiêu chí thành phần;

+ Cải cách thể chế: 4 tiêu chí và 8 tiêu chí thành phần;

+ Cải cách thủ tục hành chính: 5 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;

+ Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 3 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần;

+ Cải cách chế độ công vụ: 7 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần;

+ Cải cách tài chính công: 3 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;

+ Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số: 3 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;

+ Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội: 5 tiêu chí, 8 tiêu chí thành phần;

(2) Thang điểm đánh giá:

- Thang điểm đánh giá là 100.

- Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 30,50/100.

(3) Phương pháp đánh giá:

- Tự đánh giá của các tỉnh:

+ Các tỉnh tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số CCHC cấp tỉnh và hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Điểm các tỉnh tự đánh giá được thể hiện tại cột “Tự đánh giá”;

+ Điểm tự đánh giá của các tỉnh được Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định để xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết. Kết quả điểm do Bộ Nội vụ quyết định được thể hiện tại cột “BNV đánh giá”.

- Đánh giá thông qua điều tra xã hội học:

+ Các tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá qua điều tra xã hội học được thể hiện tại cột “Ghi chú”. Việc điều tra xã hội học được tiến hành để lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau, do Bộ Nội vụ quy định.

+ Bộ câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí của Chỉ số CCHC cấp tỉnh;

+ Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học được thể hiện tại cột “Điều tra XHH”.

(4) Tính toán, xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh:

- Tổng hợp điểm đánh giá qua điều tra xã hội học và điểm Bộ Nội vụ đánh giá, được thể hiện tại cột “Điểm đạt được”.

- Chỉ số CCHC được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa tổng điểm đạt được và tổng điểm tối đa (100 điểm).

- Chỉ số thành phần theo lĩnh vực, tiêu chí được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa điểm đạt được và điểm tối đa của từng lĩnh vực, tiêu chí.

(5) Xếp hạng Chỉ số CCHC của các tỉnh:

- Kết quả Chỉ số CCHC của 63 tỉnh được xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp.

- Kết quả Chỉ số CCHC của các tỉnh được xếp hạng theo 6 nhóm tương ứng với 6 vùng kinh tế - xã hội, gồm có: Trung du và Miền núi phía Bắc (14 tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố), Tây Nam Bộ (13 tỉnh, thành phố).

Trân trọng!

Cải cách hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cải cách hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
SIPAS là tên viết tắt của chỉ số nào? Công thức tính chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính SIPAS?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị quyết 76/NQ-CP Chính phủ số đến năm 2025, bao nhiêu % hệ thống báo cáo của các bộ, ngành, địa phương được kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo quan điểm của Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 các nội dung cải cách hành chính phải được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, đã đề ra chỉ tiêu tối thiểu về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đến năm 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 76/NQ-CP Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 thì gắn cải cách hành chính đồng bộ với nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của ai? Trọng tâm cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 10 năm tới?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số TP Thái Nguyên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số TP Thái Nguyên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo quan điểm của Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021, cải cách hành chính lấy đối tượng nào làm trung tâm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cải cách hành chính
Tạ Thị Thanh Thảo
2,804 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cải cách hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào