26 tháng 4 là ngày gì? 26 tháng 4 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất 2024 là luật nào?

Cho tôi hỏi: 26 tháng 4 là ngày gì? 26 tháng 4 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất 2024 là luật nào? Câu hỏi từ anh Huy - Cà Mau

26 tháng 4 là ngày gì? 26 tháng 4 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 26 tháng 4 hàng năm được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) lấy làm "Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới". Mỗi năm, WIPO lại lựa chọn một chủ đề riêng cho Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới.

Năm 2024, WIPO đã công bố chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là: "Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo (IP and the SDGs: Building our common future with innovation and creativity)”.

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 là cơ hội để khám phá cách thức mà sở hữu trí tuệ khuyến khích và có thể tăng cường tác động của các giải pháp đổi mới sáng tạo hướng tới xây dựng tương lai chung với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc.

Theo lịch vạn niên, ngày 26 tháng 4 năm 2024 tức Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới sẽ rơi vào Thứ sáu nhằm ngày 18/3/2024 âm lịch.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

26 tháng 4 là ngày gì? 26 tháng 4 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất 2024 là luật nào?

26 tháng 4 là ngày gì? 26 tháng 4 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất 2024 là luật nào? (Hình từ Internet)

Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất 2024 là luật nào?

Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất năm 2024 là Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật này được sửa đổi bởi các văn bản sau:

- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lựu từ 01/01/2023.

- Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019;

- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.

Bên cạnh đó, văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ mới nhất năm 2024 là Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2022, hợp nhất các Luật sau:

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.

- Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019.

- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

Năm 2024, Cục Sở hữu trí tuệ có được quyền tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ hay không?

Căn cứ tại khoản 13 Điều 2 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 2525/QĐ-BKHCN năm 2018 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
...
13. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
14. Tư vấn về xác lập, bảo vệ, quản lý và phát triển giá trị quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật; hỗ trợ việc áp dụng và chuyển giao sáng chế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và kinh doanh.
15. Thực hiện hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật; xây dựng, tham gia đàm phán để ký kết gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế chung về sở hữu trí tuệ; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp quốc gia liên quan đến sở hữu trí tuệ.
16. Tổ chức và quản lý việc cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
17. Tổ chức nghiên cứu khoa học, thống kê về sở hữu công nghiệp.
18. Tổng hợp, đánh giá, báo cáo Bộ trưởng để báo cáo Chính phủ về tình hình hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đề xuất các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống sở hữu trí tuệ và đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
19. Quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình đầu tư phát triển chung về sở hữu trí tuệ và các dự án đầu tư thuộc Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
20. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính phù hợp với chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Bộ.
21. Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu dịch vụ khác trong hoạt động sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
22. Quản lý công chức, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản và tài liệu của Cục theo phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật.
23. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.

Theo đó, Cục sở hữu trí tuệ có thẩm quyền tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Như vậy, Cục Sở hữu trí tuệ có được quyền tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, Liên quân Việt - Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch,....., khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững điều gì?
Hỏi đáp Pháp luật
30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 08 tháng 5 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ ...... Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong lễ mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được tổ chức tại cánh Đồng Mường Thanh, Đại đoàn nào được nhận cờ Quyết chiến quyết thắng?
Hỏi đáp Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ có mấy loại? Cấu tạo của băng vệ sinh theo TCVN 10585:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Cuộc thi 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu và trưởng thành diễn ra vào ngày nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
7,335 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào