Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân kỳ 2 năm 2024?

Dạ cho tôi tham khảo đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân kỳ 2 năm 2024 với ạ? Câu hỏi của bạn Hòa đến từ Thái Bình.

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân kỳ 2 năm 2024?

Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân kỳ 2 năm 2024 diễn ra từ ngày 12/4/2024 đến hết ngày 12/5/2024 trên trang Báo Quân đội nhân dân tại địa chỉ <http://qdnd.vn>.

Dưới đây là chi tiết đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân kỳ 2 năm 2024 có thể tham khảo:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm?

A. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

B. Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

C. Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

D. Tất cả các địa chỉ trên.

Câu 2: Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây?

A. Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

B. Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;

C. Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Trường hợp sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet thực hiện như thế nào?

A. Phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

B. Được phép, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

C. Không được phép, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

D. Phải được sự đồng ý của cơ quan bảo vệ pháp luật.

Câu 4: Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, khi được phân công giải quyết vụ việc, Trưởng Công an xã có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc trong các trường hợp sau đây?

A. Người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

B. Người bị bạo lực gia đình là người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc.

C. Khi có căn cứ cho rằng hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có thể tiếp tục gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

D. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 5: Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì bị xử lý như thế nào?

A. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

B. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

C. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

D. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu 6: Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm gì sau đây?

A. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

B. Giữ kín các thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình.

C. Chỉ cung cấp các thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan công an.

D. Chỉ cung cấp các thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của tòa án.

Câu 7: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào sau đây?

A. Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

B. Được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình;

C. Được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

D. Tất cả các quyền trên.

Câu 8: Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức vào thời gian nào?

A. Tháng 5 hằng năm.

B. Tháng 6 hằng năm.

C. Tháng 7 hằng năm.

D. Tháng 8 hằng năm.

Câu 9: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp về phòng chống bạo lực gia đình là gì?

A. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình theo thẩm quyền tại địa phương.

B. Bố trí kinh phí, nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý theo quy định của Luật này.

C. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 10: Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang thì thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

B. Cá nhân bị xử phạt vi phạm có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

C. Tổ trưởng dân phố, trưởng thôn nơi người vi phạm bị xử phạt hành chính có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

D. Bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố nơi người vi phạm bị xử phạt hành chính có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu hỏi: Có quan điểm cho rằng: “Bạo lực gia đình dưới bất cứ góc độ nào về thể chất, tinh thần, tình dục hay kinh tế cũng đều không thể chấp nhận trong thời đại văn minh”. Trình bày suy nghĩ của bạn về vấn đề này?

Dưới đây là gợi ý câu trả lời có thể tham khảo:

Có quan điểm cho rằng: “Bạo lực gia đình dưới bất cứ góc độ nào về thể chất, tinh thần, tình dục hay kinh tế cũng đều không thể chấp nhận trong thời đại văn minh”. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này và xin đưa ra những dẫn chứng để chứng minh ý kiến của bản thân:

Tôn trọng và giá trị của con người: Một xã hội văn minh đặt giá trị cao nhất là sự tôn trọng và giữ gìn quyền của con người. Bạo lực gia đình không chỉ là sự xâm phạm vào quyền lợi cá nhân mà còn là sự mất mát của sự tôn trọng và giá trị của con người.

An toàn và tự do cá nhân: Bạo lực gia đình làm mất đi an toàn và tự do của cá nhân trong gia đình. Trong một xã hội văn minh, mọi người có quyền được sống một cuộc sống tự do và an toàn mà không bị đe dọa bởi bạo lực từ bên trong gia đình.

Phát triển và tiến bộ của xã hội: Bạo lực gia đình gây ra những tổn thương không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả xã hội. Nó làm giảm sự hòa nhập và tương tác xã hội, gây ra căng thẳng và không ổn định, ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Bảo vệ trẻ em và tương lai: Trẻ em là những nạn nhân yếu thế của bạo lực gia đình. Việc chấp nhận bạo lực trong gia đình không chỉ gây tổn thương ngay lập tức mà còn có thể gây ra những vấn đề tâm lý và hành vi trong tương lai của trẻ. Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình là bảo vệ tương lai của xã hội.

Tôn trọng và đồng thuận trong các mối quan hệ: Bạo lực gia đình phá vỡ sự tôn trọng và đồng thuận trong các mối quan hệ gia đình. Trong một xã hội văn minh, mọi mối quan hệ gia đình cần được xây dựng dựa trên sự tôn trọng, đồng thuận và hỗ trợ lẫn nhau, không phải là sự đe dọa và bạo hành.

Nói tóm lại, không thể chấp nhận bất kỳ hình thức nào của bạo lực gia đình trong thời đại văn minh là vì nó xâm phạm nghiệm trọng quyền con người. Việc phòng chống lại và loại bỏ bạo lực gia đình đòi hỏi sự đồng lòng và nỗ lực từ cả cộng đồng. Chúng ta cần tạo ra những chính sách và chương trình hỗ trợ để giúp nạn nhân thoát khỏi tình trạng bạo lực và đảm bảo rằng mỗi người có quyền sống trong một môi trường an toàn và được đối xử tôn trọng.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/17042024/dap-an-cuoc-thi-truc-tuyen.jpg

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân kỳ 2 năm 2024? (Hình từ Internet)

Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân kỳ 2 năm 2024 như thế nào?

Thể lệ Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân” kỳ 2 năm 2024 do Vụ Pháp chế/BQP và Báo Quân đội nhân dân tổ chức cụ thể như sau:

- Đối tượng dự thi: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên và công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài.

- Nội dung thi: Tìm hiểu hệ thống luật pháp; các bộ luật; các văn bản hướng dẫn thi hành luật, quy định của pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Thời gian thi: Từ ngày 12/4/2024 đến hết ngày 12/5/2024.

- Hình thức thi:

+ Cuộc thi được tổ chức qua hình thức thi trắc nghiệm trên trang Báo Quân đội nhân dân tại địa chỉ <http://qdnd.vn>.

+ Người tham gia dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính hoặc các thiết bị di động có kết nối internet theo phần mềm bộ câu hỏi được thiết kế sẵn trong thời gian tối đa 30 phút/01 lần thi, gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm và 01 bài viết phân tích, cảm nhận về một vấn đề pháp luật trong cuộc sống không quá 500 từ.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình đó là:

- Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.

- Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

- Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

- Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

- Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 6 tháng 5 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 6 tháng 5 là Ngày Thống kê Việt Nam hay Ngày Thống kê thế giới?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bài viết về ngày hội đọc sách ngắn gọn năm 2024 dành cho học sinh? Biên soạn sách giáo khoa phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay 2024 - âm lịch hôm nay - xem lịch âm, dương 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Dương Tháng 5 2024 chi tiết? Tháng 5 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài luận dự thi Cuộc thi Vượt lên số phận năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tiền thưởng trong hoạt động kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ từ năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án kỳ 8 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
05 chính sách nổi bật có hiệu lực thi hành trong nửa đầu tháng 5 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo Ngày hội đọc sách 2024 mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả tổ chức Ngày hội đọc sách 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 28 tháng 4 là ngày bao nhiêu âm lịch? Hằng năm người lao động được khám sức khỏe mấy lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Kim Linh
981 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào