Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là gì? Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe nào?
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là gì?
Căn cứ khoản 10 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ Điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.
...
Như vậy, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không có đủ các điều kiện để thực hiện các quyền của trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em 2016, bao gồm các quyền sau: quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập.
Nhóm đối tượng này cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là gì? Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe nào? (Hình từ Internet)
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định về chính sách chăm sóc sức khỏe đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như sau:
Điều 18. Chính sách chăm sóc sức khỏe
1. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Nhà nước trả hoặc hỗ trợ trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh hoặc giám định sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em như sau:
Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
...
7. Trẻ em dưới 6 tuổi.
...
Như vậy, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế tùy theo từng trường hợp, riêng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dưới 06 tuổi thì bảo hiểm y tế sẽ do Ngân sách nhà nước đóng hoàn toàn.
Ngoài ra, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.còn được Nhà nước chi trả hoặc hỗ trợ trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh hoặc giám định sức khỏe và hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe khác.
Các biện pháp ở cấp độ can thiệp nhằm bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật Trẻ em 2016 quy định về các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp như sau:
Điều 50. Cấp độ can thiệp
1. Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:
a) Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;
b) Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;
c) Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật này;
d) Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
đ) Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;
e) Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
g) Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại Khoản 1 Điều 43, Khoản 1 Điều 44 và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật này;
h) Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.
Như vậy, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được áp dụng các biện pháp bảo vệ cấp độ can thiệt để ngăn chặn hành vi xâm hại, hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em. Các biện pháp này bao gồm:
- Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;
- Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;
- Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng cần chăm sóc thay thế;
- Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
-Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;
- Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em;
- Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trẻ em có thể đặt câu hỏi tại đây.