Văn phòng đăng ký đất đai không cung cấp dữ liệu đất đai trong trường hợp nào?
Văn phòng đăng ký đất đai không cung cấp dữ liệu đất đai trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
Điều 15. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai
1. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.
Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
Điều 13. Những trường hợp không cung cấp dữ liệu
1. Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
2. Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
3. Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
4. Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Như vậy, Văn phòng đăng ký đất đai không cung cấp dữ liệu đất đai trong các trường hợp dưới đây:
- Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể.
- Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
- Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức.
- Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định.
- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Văn phòng đăng ký đất đai không cung cấp dữ liệu đất đai trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền bổ nhiệm Trưởng phòng Văn phòng đăng ký đất đai thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định như sau:
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai
...
2. Cơ cấu tổ chức
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập đối với Văn phòng đăng ký đất đai có từ 15 Chi nhánh trở lên);
c) Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận;
d) Phòng Thông tin - Lưu trữ;
đ) Phòng Kỹ thuật địa chính;
e) Các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Văn phòng đăng ký đất đai và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
Theo đó, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có thẩm quyền bổ nhiệm Trưởng phòng Văn phòng đăng ký đất đai.
Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương đảm cho hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai bảo gồm những khoản nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định như sau:
Điều 4. Cơ chế hoạt động
1. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nguồn kinh phí của Văn phòng đăng ký đất đai
a) Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo, gồm:
- Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp) theo quy định hiện hành;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí khác.
b) Nguồn thu sự nghiệp, gồm:
- Phần tiền thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước;
- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị;
- Thu khác (nếu có).
...
Theo quy định trên, Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo sẽ bao gồm những khoản sau đây:
- Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai, sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp theo quy định.
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kinh phí khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?