Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được thực hiện hoạt động ngoại hối hay không?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được thực hiện hoạt động ngoại hối không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 46/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý tài chính như sau:
Điều 4. Nguyên tắc quản lý tài chính
...
3. Ngân hàng Phát triển được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn theo quy định của pháp luật; được tham gia thị trường liên ngân hàng, tham gia thị trường mở, tổ chức thanh toán nội bộ, cung cấp các dịch vụ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng, thực hiện hoạt động ngoại hối; được tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
4. Đối với hoạt động cho vay khác: ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý; các khoản thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động phát sinh được hòa nhập chung với kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, Ngân hàng Phát triển được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn theo quy định của pháp luật; được tham gia thị trường liên ngân hàng, tham gia thị trường mở, tổ chức thanh toán nội bộ, cung cấp các dịch vụ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng, thực hiện hoạt động ngoại hối; được tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại hối.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được thực hiện hoạt động ngoại hối hay không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thanh lý, nhượng bán tài sản nào để thu hồi vốn?
Tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 46/2021/NĐ-CP quy định về kiểm kê, đánh giá lại, thanh lý, nhượng bán tài sản như sau:
Điều 10. Kiểm kê, đánh giá lại, thanh lý, nhượng bán tài sản
...
2. Đánh giá lại tài sản:
a) Ngân hàng Phát triển thực hiện đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Kết quả đánh giá lại tài sản của Ngân hàng Phát triển được gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đánh giá và đồng gửi Bộ Tài chính.
3. Thanh lý, nhượng bán tài sản:
a) Ngân hàng Phát triển được thanh lý, nhượng bán những tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch;
b) Thẩm quyền, phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản của Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
c) Các khoản thu hoặc chi phí phát sinh từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán) được hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí của Ngân hàng Phát triển theo quy định.
Như vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thanh lý, nhượng bán những tài sản sau đây để thu hồi vốn:
- Tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi,
- Tài sản lạc hậu kỹ thuật,
- Tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được.
Lưu ý: Các khoản thu hoặc chi phí phát sinh từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán) được hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí của Ngân hàng Phát triển theo quy định.
Khi bị tổn thất về tài sản, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 46/2021/NĐ-CP, khi bị tổn thất về tài sản, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xử lý như sau:
Khi bị tổn thất về tài sản, Ngân hàng Phát triển xác định mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:
- Nếu do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân, tập thể gây ra tổn thất phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển quy định cụ thể việc bồi thường và quyết định mức bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
- Sử dụng các khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
- Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích trong chi phí, nếu thiếu được bù đắp bằng Quỹ dự phòng tài chính.
Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, phần thiếu được hạch toán vào chi phí hoạt động khác trong kỳ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?