Năm 2024, cơ quan nào có thẩm quyền loại thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi danh mục?
Cơ quan nào có thẩm quyền loại thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi danh mục?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định về thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục như sau:
Điều 7. Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục
...
2. Quy trình loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục
a) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Cục Bảo vệ thực vật báo cáo và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục;
b) Trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 49 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp thông tin, thành lập Hội đồng khoa học để xem xét, tư vấn việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật, báo cáo và đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục;
c) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 49; điểm b, c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ khỏi Danh mục.
...
Như vậy, cơ quan nào có thẩm quyền loại thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi danh mục bao gồm:
- Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT, Cục Bảo vệ thực vật báo cáo và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục;
-Trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 49 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp thông tin, thành lập Hội đồng khoa học để xem xét, tư vấn việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật, báo cáo và đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục;
- Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013; điểm b, c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ khỏi Danh mục.
Năm 2024, cơ quan nào có thẩm quyền loại thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi danh mục? (Hình từ Internet)
Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam có được nhập khẩu về không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định về xuất nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Điều 67. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật
...
2. Tổ chức, cá nhân phải có giấy phép khi nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.
...
Như vậy, đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam vẫn có thể nhập khẩu về nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu có giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
Điều 51. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
b) Bản sao Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Mẫu nhãn thuốc bảo vệ thực vật;
d) Kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật Tải về
- Bản sao Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
- Mẫu nhãn thuốc bảo vệ thực vật;
- Kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các trường hợp được cộng điểm thi vào lớp 10 năm 2025?
- Mẫu đánh giá viên chức theo Nghị định 90 mới nhất năm 2025?
- 05 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 từ năm 2025?
- Chậm nộp báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trong hầm đường bộ 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?