Hợp đồng EPC có hiệu lực khi nào? Hợp đồng EPC được ký kết dựa trên những căn cứ nào?

Cho tôi hỏi: Hợp đồng EPC có hiệu lực khi nào? Hợp đồng EPC được ký kết dựa trên những căn cứ nào? Câu hỏi từ anh Quân - Quảng Ngãi

Hợp đồng EPC được hiểu như thế nào?

Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 2 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP định nghĩa hợp đồng EPC như sau:

Điều 3. Các loại hợp đồng xây dựng
...
g) Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử, nghiệm thu, bàn giao cho bên giao thầu; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.
Hợp đồng EPC được ưu tiên áp dụng đối với dự án phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ, thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công, đào tạo chuyển giao công nghệ. Trước khi quyết định áp dụng loại hợp đồng EPC, người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức đánh giá các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, rút ngắn thời gian thực hiện của dự án, tính đồng bộ từ khâu thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công xây dựng công trình đến khâu đào tạo vận hành, chuyển giao công trình để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của dự án được phê duyệt và đảm bảo tính khả thi của việc áp dụng hợp đồng EPC so với các loại hợp đồng khác.”

Như vậy, hợp đồng EPC được hiểu là một loại hợp đồng xây dựng, hay được còn gọi với tên đầy đủ là Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình.

Hợp đồng EPC được ưu tiên áp dụng đối với dự án phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ, thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công, đào tạo chuyển giao công nghệ.

Trước khi quyết định áp dụng loại hợp đồng EPC, người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức đánh giá các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, rút ngắn thời gian thực hiện của dự án, tính đồng bộ từ khâu thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công xây dựng công trình đến khâu đào tạo vận hành, chuyển giao công trình để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của dự án được phê duyệt và đảm bảo tính khả thi của việc áp dụng hợp đồng EPC so với các loại hợp đồng khác.

Hợp đồng EPC có hiệu lực khi nào? Hợp đồng EPC được ký kết dựa trên những căn cứ nào?

Hợp đồng EPC có hiệu lực khi nào? Hợp đồng EPC được ký kết dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)

Hợp đồng EPC có hiệu lực khi nào?

Căn cứ Điều 139 Luật Xây dựng 2014 quy định về hiệu lực của hợp đồng xây dựng như sau:

Điều 139. Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 của Luật này;
c) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật này.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.

Theo đó, hợp đồng EPC có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:

- Người ký kết hợp đồng có đủ năng lực hành vi dân sự và là người có thẩm quyền giao kết theo quy định pháp luật.

- Bảo đảm theo các nguyên tắc ký kết hợp đồng trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và hợp tác, không trái pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

- Bên nhận thầu phải đảm bảo điều kiện về năng lực hoạt động và năng lực hành nghề theo quy định.

Như vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng EPC là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc một thời điểm cụ thể khác được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Hợp đồng EPC được ký kết dựa trên những căn cứ nào?

Căn cứ ký kết hợp đồng EPC được quy định tại Điều 9 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 9. Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng
1. Các căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng bao gồm các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan.
2. Đối với hợp đồng EPC, EC, EP ngoài các căn cứ nêu ở Khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết hợp đồng còn bao gồm báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế FEED được duyệt.
3. Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay ngoài các căn cứ nêu ở Khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết hợp đồng còn bao gồm nhiệm vụ thực hiện dự án, chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được phê duyệt.

Theo quy định trên, căn cứ ký kết hợp đồng EPC gồm các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan; và báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế FEED được duyệt.

Trân trọng!

Hợp đồng xây dựng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở chi tiết mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng EPC có hiệu lực khi nào? Hợp đồng EPC được ký kết dựa trên những căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu loại hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được điều chỉnh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng do ai lập? Thời hạn thực hiện quyết toán tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm ứng hợp đồng xây dựng là gì? Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thi công phá dỡ và đào móng mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng có bắt buộc là thời điểm ký kết hợp đồng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng xây dựng
Nguyễn Thị Hiền
78 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào