Phân biệt tội tham ô tài sản và nhận hối lộ theo Bộ luật Hình sự?
Tội tham ô tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội tham ô tài sản:
Điều 353. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Theo quy định trên, người phạm tội tham ô tài sản bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lưu ý: Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản thì bị xử lý theo tội tham ô tài sản.
Phân biệt tội tham ô tài sản và nhận hối lộ theo Bộ luật Hình sự? (Hình từ Internet)
Tội nhận hối lộ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội nhận hối lộ:
Điều 354. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Như vậy, người phạm tội nhận hối lộ bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lưu ý: Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo tội nhận hối lộ.
Phân biệt tội tham ô tài sản và nhận hối lộ theo Bộ luật Hình sự?
Tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ là các tội về chức vụ đều là những tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, trật tự an ninh quốc gia, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Tuy nhiên, hai tội danh này có những điểm khác biệt cơ bản về đối tượng phạm tội, hành vi phạm tội, mục đích phạm tội và hậu quả pháp lý. Cụ thể như sau:
Tội tham ô tài sản | Tội nhận hối lộ | |
Hành vi | Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội tham ô tài sản: - Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản và còn vi phạm. - Đã bị kết án về một trong các tội sau chưa được xóa án tích mà còn vi phạm: + Tội tham ô tài sản + Tội nhận hối lộ + Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản + Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ + Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ + Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi + Tội giả mạo trong công tác (Quy định tại khoản 1 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015) | Nhận lợi ích phi vật chất, tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội sau đây chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ: - Tội tham ô tài sản; - Tội nhận hối lộ; - Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; - Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; - Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; - Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; - Tội giả mạo trong công tác. (Quy định tại khoản 1 Điều Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015) |
Đối tượng | Tài sản mình có trách nhiệm quản lý | Tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đưa |
Khách thể | Khách thể của tội "Tham ô tài sản" là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; đồng thời tội "Tham ô tài sản" còn xâm phạm quyền sở hữu tài sản của các cơ quan tổ chức đã nêu. | Khách thể của Tội nhận hối lộ là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước. |
Khách quan | Tội tham ô tài sản có cấu thành tội phạm vật chất nên mặt khách quan của tội tham ô tài sản gồm hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm. Hành vi khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý. Ngoài ra, mặt khách quan của tội tham ô tài sản là dấu hiệu hậu quả của tội phạm. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý với giá trị từ 2 triệu đồng trở lên thifb ị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp dưới 2 triệu đồng thì phải thuộc một trong các trường hợp sau mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự: - Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản và còn vi phạm. - Đã bị kết án về một trong các tội sau chưa được xóa án tích mà còn vi phạm: + Tội tham ô tài sản + Tội nhận hối lộ + Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản + Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ + Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ + Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi + Tội giả mạo trong công tác | Người nhận hối lộ thuộc 01 trong 04 trường hợp sau đây mới phạm tội nhận hối lộ: [1] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. [2] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. [3] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. [4] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác lợi ích phi vật chất, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. |
Mục đích | Chiếm đoạt tài sản | Làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ |
Hậu quả pháp lý | Gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức. | Gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân. |
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?