Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh gồm các chức năng cơ bản nào? Cấu trúc gồm mấy phần?
Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh gồm các chức năng cơ bản nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định các chức năng cơ bản của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh gồm:
- Xác thực người dùng;
- Cung cấp thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, bao gồm: Mức độ cung cấp dịch vụ; Danh mục thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến;
- Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, bao gồm: Tạo lập hồ sơ điện tử; Trao đổi thông tin với người dùng trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Cung cấp biểu mẫu điện tử tương tác; Tải ảnh, hồ sơ, tài liệu; Tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính/bưu chính công ích; Thanh toán trực tuyến; Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
- Ký số và tích hợp với Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số (sau đây gọi là Cổng eSign);
- Tra cứu, bao gồm: Tra cứu dịch vụ công theo các tiêu chí; Tra cứu hồ sơ;
- Phản ánh kiến nghị;
- Đánh giá sự hài lòng của người dùng;
- Thống kê tình trạng giải quyết hồ sơ;
- Hỗ trợ người dùng, bao gồm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; Hỏi - đáp, khảo sát ý kiến người dùng; Trợ lý ảo;
- Các chức năng khác, bao gồm: Quản lý thông tin người dùng; Khai thác Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân; Ghi lưu nhật ký, thống kê, báo cáo truy cập.
Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh gồm các chức năng cơ bản nào? Cấu trúc của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh bao gồm gì? (Hình từ Internet)
Cấu trúc của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh bao gồm mấy phần?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định như sau:
Điều 6. Yêu cầu cấu trúc, bố cục
1. Cấu trúc, bố cục của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh bao gồm 03 phần: Phần đầu trang, phần thông tin chính và phần chân trang.
a) Phần đầu trang: Là phần nằm ở phía trên cùng của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và hiển thị thống nhất thông tin trên tất cả các trang của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
b) Phần thông tin chính: Là phần nằm ở giữa phần đầu trang và phần chân trang thể hiện các hạng mục thông tin của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
c) Phần chân trang: Là phần hiển thị thông tin cuối cùng của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và hiển thị thống nhất thông tin trên tất cả các trang của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Các yêu cầu cụ thể về cấu trúc, bố cục của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cấu trúc, bố cục của các phân hệ thuộc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm các yêu cầu:
a) Cách sắp xếp, trình bày phải khoa học và hợp lý, bảo đảm thuận tiện cho người dùng và cán bộ xử lý hồ sơ thủ tục hành chính;
b) Sử dụng bộ nhận diện theo các hướng dẫn, quy định hiện hành.
Theo đó, cấu trúc của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh bao gồm 03 phần: Phần đầu trang, phần thông tin chính và phần chân trang.
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh là hệ thống thông tin được hình thành trên cơ sở Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh để tiếp nhận, giải quyết, theo dõi, đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính có chức năng hỗ trợ việc tiếp nhận, giải quyết, theo dõi tình hình tiếp nhận, giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống quản lý văn bản để xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia để đăng tải công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.
3. Người dùng là tổ chức, cá nhân sử dụng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để khai thác thông tin, thực hiện các dịch vụ phục vụ nhu cầu của mình.
Theo đó, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh là hệ thống thông tin được hình thành trên cơ sở Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh để tiếp nhận, giải quyết, theo dõi, đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Ngoài ra, theo Điều 5 Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh bao gồm nhiều phân hệ có chức năng đáp ứng các mục tiêu sử dụng khác nhau, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với nhau, tạo thành một hệ thống tập trung và thống nhất; bảo đảm tối thiểu hai phân hệ chính là Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?