Mua nhà đặt cọc bằng vàng có được không? Mua nhà phải đặt cọc bao nhiêu tiền?
Mua nhà phải đặt cọc bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hiện nay không có điều khoản nào quy định rõ số tiền phải đặt cọc khi mua nhà.
Mức đặt cọc cụ thể khi mua nhà sẽ do bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc tự thỏa thuận và quyết định.
Việc đặc cọc có thể được ghi trong hợp đồng đặt cọc hoặc là một nội dung của hợp đồng mua bán nhà. Hợp đồng đặt cọc có thể được công chứng hoặc không được công chứng theo thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên, để tránh tranh chấp có thể xảy ra, thông thường các bên sẽ lựa chọn lập thành hợp đồng đặt cọc và công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo tính pháp lý.
Mua nhà đặt cọc bằng vàng có được không? (Hình từ Internet)
Mua nhà đặt cọc bằng vàng có được không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-NHNN giải thích từ ngữ như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kim khí quý bao gồm vàng, bạc, bạch kim và các loại kim loại quý khác.
2. Đá quý bao gồm kim cương (hạt xoàn), ruby (hồng ngọc), emorot (lục bảo ngọc), saphia (bích ngọc), ngọc trai (trân châu) và các loại đá quý khác.
3. Bao bì là bao được sử dụng để ép mỗi sản phẩm vàng miếng; bao bì vàng miếng được chống giả theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất vàng miếng hoặc của đơn vị gia công.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
...
Theo quy định này, kim khí quý được liệt kê bao gồm các loại sau: Vàng, bạc, bạch kim và các loại kim loại quý khác.
Như vậy, vàng là một trong các loại kim khí quý. Do đó, căn cứ vàng được coi là một trong các loại tài sản được sử dụng để đặt cọc.
Việc xử lý tài sản đặt cọc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, việc xử lý tài sản đặt cọc sẽ xảy ra 04 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hợp đồng đã được giao kết
- Tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc.
- Tài sản đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Trường hợp 2: Bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
Trường hợp 3: Bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng
- Bên nhận đặt cọc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc
- Trả một số tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc
Trường hợp 4: Các bên có thỏa thuận khác thì khi hợp đồng đặt cọc không thực hiện được, hai bên phải thực hiện theo thỏa thuận khác đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Gián điệp mạng là gì? Gián điệp mạng gồm những hành vi nào?
- Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
- Tỷ lệ mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh cấp cơ bản là bao nhiêu?
- 'Thành phố Hoa phượng đỏ' là thành phố nào? Có phải đến năm 2030, Hải Phòng sẽ cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt?