Yêu cầu kỹ thuật của tương cà chua như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7398:2014?
Yêu cầu kỹ thuật của tương cà chua như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7398:2014?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7398:2014 quy định yêu cầu kỹ thuật:
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Thành phần
Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải bao gồm các thành phần sau:
a) Cà chua: theo TCVN 9765:2013 (CODEX STAN 293:2008).
b) Đường: theo TCVN 7968:2008 (CODEX STAN 212-1999, Amd. 1-2001).
c) Muối: theo TCVN 3974:2007 (CODEX STAN 150-1985, Rev. 1-1997, Amend.1-1999, Amend.2-2001).
d) Dấm hoặc axit axetic được phép sử dụng.
e) Các thành phần ăn được khác: thích hợp để sử dụng làm thực phẩm.
4.2. Chỉ tiêu cảm quan
Chỉ tiêu cảm quan của tương cà chua được quy định trong Bảng 1.
...
Như vậy, yêu cầu kỹ thuật của tương cà chua như sau:
[1] Thành phần
- Cà chua
- Đường
- Muối
- Dấm hoặc axit axetic được phép sử dụng.
- Các thành phần ăn được khác: thích hợp để sử dụng làm thực phẩm.
[2] Chỉ tiêu cảm quan
- Màu sắc: Đỏ hoặc đỏ sẫm, đặc trưng của cà chua chín
- Mùi, vị: Đặc trưng của sản phẩm, không có mùi vị, lạ
- Trạng thái: Dạng sệt, sánh, đồng nhất
[3] Chỉ tiêu lý - hóa
- Hàm lượng axit, %, tính theo axit axetic: từ 0.5% đến 1.0%
- Tổng hàm lượng chất khô hòa tan, không nhỏ hơn 20.0%
- Hàm lượng muối ăn, không lớn hơn 6%
- Hàm lượng tro không tan trong axit clohydric (HCI), không lớn hơn 0.1%
Yêu cầu kỹ thuật của tương cà chua như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7398:2014? (Hình từ Internet)
Phương pháp thử tương cà chua theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7398:2014?
Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7398:2014 quy định phương pháp thử:
6. Phương pháp thử
6.1. Lấy mẫu, theo TCVN 7397:2014 (CODEX STAN 306R-2011).
6.2. Xác định hàm lượng axit, theo TCVN 5483:2007 (ISO 750:1998).
6.3. Xác định tổng hàm lượng chất khô hòa tan, theo TCVN 4414:1987.
6.4. Xác định hàm lượng muối, theo TCVN 3974:2007 (CODEX STAN 150-1985, Rev. 1-1997, Amend.1-1999, Amend.2-2001).
6.5. Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric, theo TCVN 5484:2002 (ISO 930:1997).
Theo quy định trên, các phương pháp thử tương cà chua, bao gồm:
- Lấy mẫu, theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7397:2014 về Tương ớt
- Xác định hàm lượng axit, theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5483:2007 (ISO 750:1998) về sản phẩm rau, quả - xác định độ axit chuẩn độ được
- Xác định tổng hàm lượng chất khô hòa tan, theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4414:1987 về đồ hộp - xác định hàm lượng chất khô hòa tan bằng khúc xạ kế.
- Xác định hàm lượng muối, theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3974:2007 (CODEX STAN 150-1985; REV. 1-1997, AMEND 1-1999, AMEND 2-2001) về muối thực phẩm
- Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric, theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5484:2002 (ISO 930 : 1997) về gia vị - xác định tro không tan trong axit
Lưu ý: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3974:2007 (CODEX STAN 150-1985; REV. 1-1997, AMEND 1-1999, AMEND 2-2001) về muối thực phẩm hết hiệu lực và được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3974:2015 (CODEX STAN 150-1985; REVISED 2012) về Muối thực phẩm.
Tương cà chua được ghi nhãn như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7398:2014?
Căn cứ Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7398:2014 quy định ghi nhãn, bao gói, bảo quản và vận chuyển:
7. Ghi nhãn, bao gói, bảo quản và vận chuyển
7.1. Ghi nhãn
Ghi nhãn tương cà chua phù hợp với quy định trong TCVN 7087:2013 [CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010].
7.2. Bao gói
Tương cà chua được đóng gói trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm, sạch, kín, đảm bảo vệ sinh.
7.3. Bảo quản
Tương cà chua được bảo quản nơi khô, thoáng, mát, sạch và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
7.4. Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển tương cà chua phải khô, sạch, có mui che, không có mùi lạ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Như vậy, ghi nhãn tương cà chua phù hợp với quy định trong TCVN 7087:2013 [CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010]. Cụ thể như sau:
[1] Ghi nhãn bắt buộc đối với thực phẩm bao gói sẵn
Ngoại trừ các trường hợp đã được quy định rõ trong các tiêu chuẩn tương ứng, các thông tin sau đây phải được ghi trên nhãn của thực phẩm bao gói sẵn cũng như có thể áp dụng khi ghi nhãn thực phẩm:
- Tên của thực phẩm
- Danh mục các thành phần
- Khối lượng tịnh và khối lượng ráo nước
- Tên và địa chỉ
- Nước xuất xứ
- Nhận biết lô hàng
- Ghi nhãn thời hạn và hướng dẫn bảo quản
- Hướng dẫn sử dụng
[2] Những yêu cầu bắt buộc bổ sung khi ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- Công bố định lượng các thành phần
- Thực phẩm đã chiếu xạ
[3] Trình bày các thông tin ghi nhãn bắt buộc
- Yêu cầu chung:
+ Nhãn của thực phẩm bao gói sẵn phải được gắn vào bao bì thực phẩm sao cho không bị bong, rơi hoặc tách rời khỏi bao bì.
+ Nhãn phải ở vị trí dễ thấy, rõ ràng, không nhòe, bền màu, không tẩy xóa được và dễ đọc đối với người tiêu dùng khi mua sắm hoặc sử dụng trong những điều kiện bình thường.
+ Khi bao bì thực phẩm được bao bọc thì mặt bên ngoài của lớp vật liệu bao bọc phải có những thông tin cần thiết của nhãn hoặc lớp vật liệu bao bọc đó phải cho phép đọc được nội dung của nhãn trên bao bì bên trong nó.
+ Tên gọi và khối lượng tịnh của thực phẩm phải hiển thị ở nơi dễ thấy trên nhãn và trong cùng một tầm nhìn.
- Ngôn ngữ:
+ Nếu ngôn ngữ của nhãn gốc không được chấp nhận đối với người tiêu dùng với mục đích như đã định thì có thể sử dụng một nhãn phụ chứa các thông tin ghi nhãn bắt buộc bằng ngôn ngữ người tiêu dùng yêu cầu thay vì phải ghi nhãn lại.
+ Trường hợp ghi nhãn lại hoặc dùng một nhãn phụ thì những thông tin ghi nhãn bắt buộc phải được cung cấp đầy đủ và phản ánh chính xác như nhãn gốc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?