Năng lượng mặt trời có phải là năng lượng tái tạo hay không?

Năng lượng mặt trời có phải là năng lượng tái tạo hay không? Phát triển năng lượng tái tạo có phải là biện pháp để xác định KSX đạt tiêu chí KTTH hay không? Nhờ anh chị giải đáp.

Năng lượng mặt trời có phải là năng lượng tái tạo hay không?

Căn cứ quy định Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2014 (hiện tại đã hết hiệu lực) quy định về phát triển năng lượng tái tạo như sau:

Điều 43. Phát triển năng lượng tái tạo
1. Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác.
2. Khuyến khích sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng tái tạo.

Hiện tại thì Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã hết hiệu lực, tuy nhiên văn bản thay thế là Luật Bảo vệ môi trường 2020 không có giải thích về năng lượng tái tạo.

Từ đó có thể hiểu năng lượng tái tạo theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác.

Do đó năng lượng mặt trời chính là dạng của năng lượng tái tạo.

Năng lượng mặt trời có phải là năng lượng tái tạo hay không?

Năng lượng mặt trời có phải là năng lượng tái tạo hay không? (Hình từ Internet)

Việc phát triển năng lượng tái tạo có phải là biện pháp để xác định khu sản xuất đạt tiêu chí kinh tế tuần hoàn hay không?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 138 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về

Điều 138. Quy định chung về kinh tế tuần hoàn
....
3. Chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp căn cứ kế hoạch hành động quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 139 Nghị định này thực hiện một hoặc nhiều biện pháp sau đây để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn:
a) Thiết kế mặt bằng tổng thể tối ưu, liên kết giữa các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm định mức tiêu thụ tài nguyên đất, nước, khoáng sản, năng lượng; nâng cao tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tổng khối lượng chất thải phát sinh; các giải pháp khác quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo quy định của pháp luật;
c) Thu gom, lưu trữ để tái sử dụng nước mưa; thu gom, xử lý, tái sử dụng nước thải;
d) Thực hiện các hoạt động cộng sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Như vậy, theo quy định thì khu sản xuất căn cứ kế hoạch hành động theo quy định thực hiện một hoặc nhiều biện pháp sau đây để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn:

- Thiết kế mặt bằng tổng thể tối ưu, liên kết giữa các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm định mức tiêu thụ tài nguyên đất, nước, khoáng sản, năng lượng; nâng cao tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tổng khối lượng chất thải phát sinh; các giải pháp khác theo quy định.

- Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo quy định của pháp luật;

- Thu gom, lưu trữ để tái sử dụng nước mưa; thu gom, xử lý, tái sử dụng nước thải;

- Thực hiện các hoạt động cộng sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Do đó, việc phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là một trong các biện pháp để xác định khu sản xuất đạt tiêu chí kinh tế tuần hoàn.

Nhiệm vụ trong tâm về phát triển dịch vụ về năng lượng tái tạo của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng công bằng gồm những gì?

Căn cứ quy định Tiểu mục 3 Mục 3 Quyết định 1009/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về nhiệm vụ trong tâm về phát triển dịch vụ về năng lượng tái tạo của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng công bằng như sau:

- Triển khai thực hiện nội dung phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện, điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi...), năng lượng mới (hydro xanh, amoniac xanh, sóng biển, địa nhiệt...) phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý.

- Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ.

- Phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và xử lý môi trường.

- Xây dựng và thực hiện quy định về tỷ lệ năng lượng tái tạo cho các tổ chức phân phối điện, kết hợp với xây dựng thị trường tín chỉ năng lượng tái tạo. Nâng cao khả năng chế tạo, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị năng lượng tái tạo trong nước.

- Khuyến khích sử dụng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng sạch; phát triển không giới hạn điện mặt trời mái nhà trên các tòa nhà công sở và nhà dân theo hướng tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Trân trọng!

Năng lượng tái tạo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Năng lượng tái tạo
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 25/11/2024, ngày giao dịch, chu kỳ giao dịch, chu kỳ điều độ, nguyên tắc vận hành thị trường điện?
Hỏi đáp Pháp luật
02 trường hợp chấm dứt tham gia thị trường điện từ 25/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năng lượng tái tạo là gì? Các loại năng lượng tái tạo hiện nay gồm những năng lượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức thanh toán của Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán điện trên thị trường điện giao ngay mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Năng lượng mặt trời có phải là năng lượng tái tạo hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Năng lượng tái tạo
Đinh Khắc Vỹ
1,839 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào