Hướng dẫn cách sửa lỗi không đăng nhập được ứng dụng VnEdu đơn giản, chi tiết 2024?
Hướng dẫn cách sửa lỗi không đăng nhập được ứng dụng VnEdu đơn giản, chi tiết 2024?
Ứng dụng VNEDU là một giải pháp xây dựng trên nền tảng web công nghệ điện toán đám mây nhằm tin học hóa toàn diện công tác quản lý, điều hành trong giáo dục, kết nối gia đình, nhà trường và xã hội, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy và học.
Hướng dẫn cách sửa lỗi không đăng nhập được ứng dụng VnEdu đơn giản, chi tiết 2024 như sau:
[1] Lỗi không truy cập ứng dụng VnEdu
Trong trường hợp phụ huynh không vào được ứng dụng VnEdu trên điện thoại thì có thể truy cập trên trang web do nhà trường cung cấp http://xxxxxxxxx.lms.vnedu.vn/, bao gồm cả tài khoản mà chúng ta được cung cấp.
Lúc này sẽ hiển thị giao diện đăng nhập tài khoản VnEdu như bình thường.
[2] Sử dụng chương trình CCleaner để dọn rác máy tính.
Bước 1: Tải về chương trình Ccleaner
Bước 2: Chạy file vừa tải về để cài đặt CCleaner, chạy và bấm Next hoặc OK cho đến khi kết thúc (Finish)
Bước 3: Đóng tất cả các chương trình đang chạy và chạy chương trình CCleaner sau khi đã cài đặt xong.
Lưu ý: Xóa bỏ lựa chọn Empty Recycle Bin (Không xóa file trong thùng rác, tránh mất file thầy cô đã xóa, khi cần có thể khôi phục lại)
Bước 4: Chọn Run Cleaner, chờ vài phút là thầy/cô có thể vào lại sổ liên lạc điện tử VnEdu bình thường.
[3] Xóa lịch sử trình duyệt web
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + H rồi chọn xóa dữ liệu từ web để tiến hành xóa lịch sử.
Sau đó các bạn tiến hành đăng nhập bình thường.
[4] Không đăng nhập được ứng dụng VnEdu do quên mật khẩu
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bạn không thể đăng nhập vào tài khoản VnEdu cá nhân của mình. Trường hợp quên mật khẩu VnEdu có thể là của giáo viên hoặc học sinh. Để xem cách lấy lại mật khẩu VnEdu, bạn theo dõi bài viết Cách lấy lại mật khẩu VnEdu đơn giản nhất.
Ngoài ra nếu không nhớ số điện thoại có thể tìm theo mã học sinh. Sau đó, nhắn tin lấy lại mật khẩu theo cú pháp VNEDU HS MK <mã học sinh> gửi đến 8099 (1000đ/SMS).
[5] Tạo tài khoản ứng dụng VnEdu mới bằng sdt phụ huynh
Bước 1: Vào phần mềm VnEdu, nhập số điện thoại phụ huynh đã đăng ý với nhà trường, rồi chọn Đăng nhập qua mã OTP
Bước 2: Mở tin nhắn chứa mã xác nhận đã gửi về từ tổng đài 8099.
Bước 3: Nhập mã kích hoạt
Bước 4: Tạo mật khẩu mới cho những lần đăng nhập sau. Lưu ý nên để mật khẩu dễ nhớ để tránh bị quên.
Giao diện VnEdu hiện ra như sau:
Lưu ý: Hướng dẫn chỉ mang tính chất tham khảo!
Hướng dẫn cách sửa lỗi không đăng nhập được ứng dụng VnEdu đơn giản, chi tiết 2024? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của GVCN trong việc ghi kết quả đánh giá học sinh THCS vào sổ theo dõi được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 20 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm như sau:
Điều 20. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
....
4. Ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh:
a) Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp; được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông; khen thưởng.
...
Như vậy, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh THCS được quy định như sau:
- Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp;
- Được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông; khen thưởng.
Kết quả rèn luyện của học sinh trung học cơ sở trong cả năm học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định kết quả rèn luyện của học sinh trung học cơ sở cả năm học được đánh giá như sau:
Được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
- Mức Tốt: học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Mức Khá: học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Tốt; học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá mức Chưa đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
*Lưu ý: Hiện nay, Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT áp dụng với học sinh cấp 2 và cấp 3 trừ lớp 9 và lớp 12. Đối với học sinh lớp 9 và lớp 12 sẽ áp dụng quy định tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?