Thí điểm cơ chế tính giá điện như cước điện thoại trong năm 2024? Tính giá điện sinh hoạt mua điện qua máy biến áp riêng như thế nào?
Thí điểm cơ chế tính giá điện như cước điện thoại trong năm 2024?
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng biểu giá điện một thành phần, tức biểu giá điện tính theo điện năng. Biểu giá điện một thành phần theo điện năng chủ yếu bù đắp chi phí biến đổi về nguyên vật liệu, còn giá điện hai thành phần còn bao gồm chi phí cố định như chi phí khấu hao tài sản, chi phí sửa chữa, chi phí tiền lương...
EVN đã báo cáo Bộ Công Thương để sớm triển khai các cơ chế giá điện hai thành phần nhằm có thể thực hiện thí điểm sớm trong năm nay, từ đó có thể triển khai diện rộng trong năm 2025 và các năm tiếp theo.
Có thể hiểu giá điện 2 thành phần sẽ gồm giá công suất và giá điện năng, khá giống với giá cước điện thoại cố định. Tức là người dùng phải chi trả một số tiền cố định gọi là tiền thuê bao hằng tháng, dù không nghe gọi gì, gọi là giá công suất. Phần thứ hai được tính trên lượng điện năng tiêu thụ, gọi là giá điện năng.
Thí điểm cơ chế tính giá điện như cước điện thoại trong năm 2024? Tính giá điện sinh hoạt mua điện qua máy biến áp riêng như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ tại Mục 4 Phụ lục Giá bán điện ban hành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-BCT năm 2023 có quy định về giá bán lẻ điện cho sinh hoạt như sau:
Như vậy, theo bảng trên, mức giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện nay gồm 06 bậc, thấp nhất là 1.786 đồng/kWh và cao nhất là 3.015 đồng/kWh.
Tính giá điện sinh hoạt mua điện qua máy biến áp riêng như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định về việc tính giá điện cho người mua điện qua máy biến áp riêng sử dụng vào mục đích sinh hoạt như sau:
Điều 10. Giá bán lẻ điện sinh hoạt
...
5. Các khách hàng mua điện qua máy biến áp riêng sử dụng vào mục đích sinh hoạt thì tính giá điện theo giá bán lẻ điện sinh hoạt.
6. Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến bên bán điện phải dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số công tơ thì lượng điện sinh hoạt của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ đó.
7. Trường hợp ngày ghi chỉ số công tơ không trùng với ngày điều chỉnh giá điện thì việc tính tiền điện cho giá điện sinh hoạt sử dụng phương pháp nội suy với các thông số sau:
a) Lượng điện thực tế khách hàng sử dụng trong kỳ ghi chỉ số;
b) Số ngày sử dụng điện thực tế (số ngày giữa hai kỳ ghi chỉ số, số ngày áp dụng giá cũ, số ngày áp dụng giá mới);
c) Mức sử dụng điện của từng bậc tính theo số ngày thực tế giữa hai kỳ ghi chỉ số.
8. Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước được áp dụng đối với nhóm khách hàng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt. Khi điều kiện kỹ thuật và pháp lý cho phép, đơn vị bán lẻ điện có trách nhiệm lắp đặt công tơ sử dụng thẻ trả tiền trước tại các địa điểm khách hàng có nhu cầu mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt.
...
Theo đó, người mua điện qua máy biến áp riêng sử dụng vào mục đích sinh hoạt thì tính giá điện theo giá bán lẻ điện sinh hoạt.
Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Quyết định 24/2017/QĐ-TTg quy định nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân như sau:
Điều 3. Nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân
1. Hàng năm, sau khi kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.
2. Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.
3. Khi các thông số đầu vào theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này biến động làm giá bán điện bình quân giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được điều chỉnh giảm.
4. Khi các thông số đầu vào theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này biến động làm giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
5. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 06 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định.
...
Như vậy, thời gian giá bán điện bình quân sẽ được điều chỉnh tối thiểu 6 tháng một lần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phiếu bầu cử trong Đảng được xem là không hợp lệ khi nào? Thời hạn lưu trữ phiếu bầu cử là bao lâu?
- CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội chi bộ khu dân cư mới nhất hiện nay?
- Đối tượng trong chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là gì?
- Mẫu viết thư gửi chú bộ đội nhân ngày 22/12 ngắn gọn?