Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động thì có bị xử phạt hay không?

Xin cho tôi hỏi: Nếu công ty tôi không thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho người lao động thì có bị xử phạt hay không và xử phạt như thế nào? (Câu hỏi từ anh Minh - Phú Thọ).

Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động thì có bị xử phạt hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động như sau:

Điều 80. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
...
2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế thì tùy vào số lượng người lao động không được đóng, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Tuy nhiên, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân, đối với tổ chức vi phạm thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do đó. doanh nghiệp không đóng bảo hiểm y tế cho người lao thì tùy vào số lượng người lao động không được đóng, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Ngoài ra, nếu người lao động bị thiệt hại do không được đóng bảo hiểm y tế thì doanh nghiệp phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền bị thiệt hại cho người lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp buộc phải nộp lại toàn bộ số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.

Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động thì có bị xử phạt hay không?

Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động thì có bị xử phạt hay không? (Hình từ Internet)

Áp dụng mức tiền lương nào để làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế?

Căn cứ Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế như sau:

Điều 14. Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
3. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.
5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế được xác định như sau:

- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

- Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động: tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng: tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.

- Trường hợp khác: mức lương cơ sở.

Lưu ý: Mức lương tháng tối đa làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế?

Căn cứ Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

Theo đó, có 06 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, bao gồm:

- Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ;

- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế;

- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích;

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế;

- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Trân trọng!

Bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn mới của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT đối với dịch vụ kỹ thuật y tế từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí xem xét đưa thuốc vào danh mục thuốc được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế từ 01/01/2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách bệnh viện đăng ký bảo hiểm y tế TPHCM nhận KCB ngoại tỉnh năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí trực tiếp cho người bệnh có BHYT bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu HC được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, trường hợp nào người bệnh có BHYT không được chuyển viện?
Hỏi đáp Pháp luật
04 yêu cầu cần hoàn thiện đối với Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu TQ được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Link tra cứu thời hạn Bảo hiểm y tế của BHXH Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm y tế
Trần Thị Ngọc Huyền
1,891 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào