Mẫu Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở mới nhất 2024?
Mẫu Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở mới nhất 2024?
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.”
Theo đó, đội phòng cháy và chữa cháy (pccc) cơ sở là một tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ phụ trách công tác phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, hoạt động theo một trong hai chế độ là chuyên trách hoặc không chuyên trách.
Có thể tham khảo Mẫu Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở mới nhất 2024 dưới đây:
Tải Mẫu Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở mới nhất 2024
Mẫu Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Năm 2024, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu đội phòng cháy chữa cháy cơ sở trong bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, đối với đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tham gia huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu đội phòng cháy chữa cháy thì thời gian tham gia từ 16 đến 24 giờ.
Lưu ý: Thời gian huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cơ sở sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ.
Ngoài ra, thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu 08 giờ.
Ai có thẩm quyền điều động đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tham gia hoạt động chữa cháy?
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về người có thẩm quyền điều động đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
Điều 35. Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi cả nước.
...
Như vậy, thẩm quyền điều động đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được điều động đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.
- Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở trong phạm vi cả nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?