Có bao nhiêu loại di sản văn hóa? Nhà nước có những chính sách gì về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?

Cho tôi hỏi có bao nhiêu loại di sản văn hóa? Nhà nước có những chính sách gì về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa? Câu hỏi từ chị Duyên (Nam Định)

Có bao nhiêu loại di sản văn hóa?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể:

Điều 2. Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
1. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
a) Tiếng nói, chữ viết;
b) Ngữ văn dân gian;
c) Nghệ thuật trình diễn dân gian;
d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
đ) Lễ hội truyền thống;
e) Nghề thủ công truyền thống;
d) Tri thức dân gian.
2. Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
a) Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);
b) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Như vậy, có 02 loại di sản văn hóa. Cụ thể như sau:

[1] Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác, bao gồm:

- Tiếng nói, chữ viết;

- Ngữ văn dân gian;

- Nghệ thuật trình diễn dân gian;

- Tập quán xã hội và tín ngưỡng;

- Lễ hội truyền thống;

- Nghề thủ công truyền thống;

- Tri thức dân gian.

[2] Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:

- Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);

- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Có bao nhiêu loại di sản văn hóa? Nhà nước có những chính sách gì về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?

Có bao nhiêu loại di sản văn hóa? Nhà nước có những chính sách gì về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa? (Hình từ Internet)

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

[1] Di sản Thế giới

- Quần thể di tích Cố đô Huế, (UNESCO công nhận năm 1993)

- Phố cổ Hội An (UNESCO công nhận năm 1999)

- Thánh địa Mỹ Sơn (UNESCO công nhận năm 1999)

- Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (UNESCO công nhận năm 2010)

- Thành nhà Hồ (UNESCO công nhận năm 2011)

- Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (UNESCO công nhận năm 2003 và tái công nhận 2015)

- Vịnh Hạ Long (UNESCO công nhận năm 1994, tái công nhận 2000; 2011)

- Quần thể Danh thắng Tràng An (UNESCO công nhận năm 2014)

[2] Di sản Văn hóa Phi vật thể

Việt Nam có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được UNESCO tôn vinh, gồm:

- Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ (UNESCO công nhận năm 2017)

- Nhã nhạc Cung đình Huế (UNESCO công nhận năm 2003)

- Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (UNESCO công nhận năm 2005)

- Dân ca Quan họ Bắc Ninh (UNESCO công nhận năm 2010)

- Ca Trù (UNESCO công nhận năm 2009)

- Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng (UNESCO công nhận năm 2010)

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (UNESCO công nhận năm 2012)

- Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ (UNESCO công nhận năm 2013)

- Hát Ví-Giặm Nghệ Tĩnh (UNESCO công nhận năm 2014)

- Nghi lễ và trò chơi kéo co (UNESCO công nhận năm 2015)

- Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ (UNESCO công nhận năm 2016)

- Hát Xoan ở Phú Thọ (UNESCO công nhận năm 2011)

- Thực hành Then Tày, Nùng, Thái (UNESCO công nhận năm 2019)

- Nghệ thuật Xòe Thái (UNESCO công nhận năm 2021)

- Nghề làm Gốm của người Chăm (UNESCO công nhận năm 2022)

[3] Di sản Văn hóa Tư liệu

- Mộc bản triều Nguyễn (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, Đà Lạt-Lâm Đồng), được UNESCO công nhận năm 2009 trong "Chương trình Ký ức Thế giới"

- Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), được UNESCO công nhận năm 2011 trong "Chương trình Ký ức Thế giới"

- Châu bản triều Nguyễn ( Trung tâm Lưu trữ quốc gia I-số 18 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), được UNESCO công nhận năm 2017 trong "Chương trình Ký ức Thế giới"

- Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (UNESCO công nhận năm 2012)

- Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (UNESCO công nhận năm 2016

- Mộc bản trường học Phúc Giang (UNESCO công nhận năm 2016)

- Hoàng hoa sứ trình đồ (Hành trình đi sứ Trung Hoa) (UNESCO công nhận năm 2018)

- Bia Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (UNESCO công nhận năm 2022)

- Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) (UNESCO công nhận năm 2022)

Nhà nước có những chính sách gì về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định Nhà nước có các chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bao gồm:

- Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.

- Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

- Xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

- Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:

+ Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;

+ Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;

+ Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Di sản văn hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Di sản văn hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có bao nhiêu di tích quốc gia đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Di sản văn hóa 2024? Luật Di sản văn hóa 2024 có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có bao nhiêu bảo vật quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là gì? Việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện đối với 07 loại hình di sản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hành di sản văn hóa phi vật thể là gì? Cộng đồng và cá nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách của UNESCO và danh mục của Quốc gia có trách nhiệm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu loại di sản văn hóa? Nhà nước có những chính sách gì về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản văn hóa vật thể là gì? Việt Nam có các di sản văn hóa vật thể nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể khác nhau như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản văn hóa nào của Việt Nam được UNESCO công nhận gần đây nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản văn hóa
Phan Vũ Hiền Mai
1,315 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào