Năm 2024, công ty có phải khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?
Năm 2024, công ty có phải khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?
Theo Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động:
Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo quy định trên, hằng năm bắt buộc người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động ít nhất 01 lần.
Trường hợp người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Năm 2024, công ty có phải khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không? (Hình từ Internet)
Công ty không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Điều 22. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần:
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định, người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với mỗi người lao động.
Mức phạt của người lao động tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động gồm những gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định phương tiện bảo vệ cá nhân là những vật dụng cần thiết mà người lao động phải được trang cấp để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ.
Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động nhằm bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
Phương tiện bao vệ cá nhân trong lao động bao gồm:
- Phương tiện bảo vệ đầu.
- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt.
- Phương tiện bảo vệ thính giác.
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.
- Phương tiện bảo vệ tay.
- Phương tiện bảo vệ chân.
- Phương tiện bảo vệ thân thể.
- Phương tiện chống ngã cao.
- Phương tiện chống điện giật, điện từ trường, tia phóng xạ.
- Phương tiện chống đuối nước.
- Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cưỡi ngựa là gì? Giáo viên dạy cưỡi ngựa được phân vào nhóm ngành nào trong ngành kinh tế Việt Nam?
- https //dichvucong gov vn đăng nhập nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối 2024?
- Đảng viên được miễn công tác có phải kiểm điểm không?
- Địa chỉ Phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh ở đâu? Trưởng phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm?
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?