Rối loạn tự kỷ ở trẻ em là bệnh gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em?

Xin cho tôi hỏi: Rối loạn tự kỷ ở trẻ em là bệnh gì, các triệu chứng nào là triệu chứng lâm sàng bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em? (Câu hỏi từ anh Minh - Phú Thọ).

Rối loạn tự kỷ ở trẻ em là bệnh gì?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 2 Chương 15 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 3312/QĐ-BYT năm 2015 hướng dẫn về rối loạn tự kỷ ở trẻ em như sau:

1. ĐẠI CƯƠNG
Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của tự kỷ là những khiếm khuyết ở 3 lĩnh vực: tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi, sở thích thu hẹp và rập khuôn. Bên cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác và tăng hoạt động.
Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng.
Trẻ trai bị tự kỷ nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.

Như vậy, rối loạn tự kỷ ở trẻ em là bệnh lý về một rối loạn phát triển lan tỏa mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài.

Biểu hiện chung của bệnh này là sự khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi, sở thích thu hẹp và rập khuôn. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh rối loạn tự kỷ thường có rối loạn cảm giác và tăng hoạt động.

Rối loạn tự kỷ ở trẻ em là bệnh gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em?

Rối loạn tự kỷ ở trẻ em là bệnh gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em? (Hình từ Internet)

Triệu chứng lâm sàng bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em?

Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 2 Chương 15 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 3312/QĐ-BYT năm 2015 hướng dẫn triệu chứng lâm sàng bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em bao gồm các triệu chứng sau:

- Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của tự kỷ:

+ Trẻ ít giao tiếp bằng mắt,

+ Ít đáp ứng khi gọi tên,

+ Không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp: không biết chỉ tay, không biết chìa tay xin mà hay kéo tay người khác, không gật đầu lắc đầu.

+ Trẻ kém chú ý liên kết: không nhìn theo tay chỉ, không làm theo hướng dẫn. Trẻ không chơi tương tác với trẻ cùng tuổi, không mỉm cười đáp lại. Trẻ không để ý đến thái độ và không đáp ứng trao đổi tình cảm với người khác.

- Những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ và giao tiếp:

+ Chậm nói, trẻ không nói hoặc nói ít, phát âm vô nghĩa.

+ Nói nhại lời, nói theo quảng cáo, hát hoặc đọc thuộc lòng, đếm số, đọc chữ cái, hát nối từ cuối câu.

+ Chỉ nói khi có nhu cầu thiết yếu như đòi ăn, đòi đi chơi.

+ Ngôn ngữ thụ động;

+ Giọng nói khác thường;

+ Trẻ không biết chơi trò chơi giả vờ mang tính xã hội hoặc trò chơi có luật như những trẻ cùng tuổi.

- Những biểu hiện bất thường về hành vi: có những hành vi định hình như đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, nhảy lên nhảy xuống.

- Những thói quen thường gặp: quay bánh xe, quay đồ chơi, gõ đập đồ chơi, nhìn các thứ chuyển động, đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng một vị trí, đóng mở cửa nhiều lần, giở sách xem lâu, luôn bóc nhãn mác, bật nút điện, bấm vi tính, bấm điện thoại, tháo rời đồ vật tỉ mỉ, xếp các thứ thành hàng.

- Những ý thích bị thu hẹp thể hiện như: cuốn hút nhiều giờ xem ti vi quảng cáo, luôn cầm nắm một thứ trong tay như bút, que, tăm, giấy, chai lọ, đồ chơi có mầu ưa thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau.

Ngoài ra, có 05 dấu hiệu chỉ báo nguy cơ của tự kỷ bao gồm:

+ Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi.

+ Không có cử chỉ khi 12 tháng tuổi: chỉ tay, vẫy tay...

+ Không nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi.

+ Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng tuổi.

+ Mất kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Lưu ý: Có khoảng 10% trẻ tự kỷ có liên quan đến hội chứng bệnh lý khác hoặc một số bệnh thực thể khác. Có khoảng 70% trẻ có kèm theo chậm phát triển trí tuệ và tăng hoạt động, nguy cơ động kinh ở 25%. Một số trẻ lớn có tình trạng trầm cảm, lo âu và kích động.

Trẻ em bao nhiêu tuổi được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về trường hợp được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Điều 3. Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...

Như vậy, trẻ em ở độ tuổi dưới 06 tuổi là đối tượng được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh. Ngoài ra, trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào đang trong tình trạng cấp cứu cũng được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh .

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu quý 3 năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với bác sĩ da liễu là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian ủ bệnh bạch hầu là mấy ngày? Biến chứng bệnh bạch hầu ác tính là biến chứng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh bạch hầu được phân loại như thế nào? Người bị nghi là bệnh bạch hầu cần phải làm gì để phòng chống bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu? Bệnh bạch hầu có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu là bao nhiêu? Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu theo quy định của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hành nghề khám bệnh chữa bệnh lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm thân thể người bệnh thì bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc khám chữa bệnh nhân đạo theo đợt không vì mục đích lợi nhuận phải bố trí bao nhiêu bác sĩ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Trần Thị Ngọc Huyền
323 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào