Khi nào được miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mới nhất?
- Những trường hợp nào được miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?
- Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định như thế nào?
- Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được cấp trước khi Nghị định 34/2024/NĐ-CP có hiệu lực có cần phải thực hiện cấp lại không?
- Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định như thế nào?
Những trường hợp nào được miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?
Căn cứ khoản 8 Điều 17 Nghị định 34/2024/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/05/2024) quy định các trường hợp được miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm gồm:
+) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
+) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
+) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
+) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
+) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.
Lưu ý: Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình vận chuyển.
Khi nào được miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mới nhất? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định như thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 34/2024/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/05/2024) quy định thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
(1) Bộ Công an tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (trừ hóa chất bảo vệ thực vật và thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng):
+ Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ;
+ Loại 2. Khí;
+ Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy;
+ Loại 4;
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
+ Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
(2) Bộ Quốc phòng tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
(3) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:
+ Loại 5;
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
+ Loại 8: Chất ăn mòn;
(4) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được cấp trước khi Nghị định 34/2024/NĐ-CP có hiệu lực có cần phải thực hiện cấp lại không?
Tại Điều 34 Nghị định 34/2024/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/05/2024) quy định như sau:
Điều 34. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024 và thay thế Nghị định số 42/2020/NĐ-CP, ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.
2. Các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục được sử dụng, không phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực của Giấy phép hoặc đến khi thực hiện cấp lại.
Theo đó, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được cấp trước khi Nghị định 34/2024/NĐ-CP có hiệu lực có cần phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực của Giấy phép hoặc đến khi thực hiện cấp lại.
Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 34/2024/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/05/2024) quy định về thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Bước 2.1: Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ. Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 2.2: Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến:
Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?