Đường cao tốc phải có tối thiểu 04 làn, có làn dừng xe khẩn cấp từ 01/10/2024 đúng không? Tốc độ cao nhất có thể chạy trên đường cao tốc là bao nhiêu?

Xin hỏi quy định mới về đường cao tốc phải có tối thiểu 04 đúng không? Quy định về Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc như thế nào? Câu hỏi của Văn Tứ (Bạc Liêu)

Đường cao tốc phải có tối thiểu 04 làn, có làn dừng xe khẩn cấp từ 01/10/2024 đúng không?

Ngày 31/03/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 06/2024/TT-BGTVT quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 115:2024/BGTVT về đường bộ cao tốc có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.

Căn cứ theo tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 115:2024/BGTVT (Có hiệu lực từ 01/10/2024) quy định như sau:

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Yêu cầu chung
2.1.1 Kết cấu công trình đường bộ cao tốc phải bảo đảm ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên.
2.1.2 Đường bộ cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy (02 làn xe cho mỗi chiều), có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục (trừ các vị trí: qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên; hầm; có bố trí làn tăng, giảm tốc; làn phụ leo dốc).
2.1.3 Các công trình gắn với đường bộ cao tốc bao gồm: Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; Trạm dừng nghỉ; Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu phí; Trạm kiểm tra tải trọng xe; Hàng rào bảo vệ.
2.1.4 Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc có thể được bố trí trên cùng một nền đường hoặc hai chiều xe chạy được bố trí trên hai nền đường riêng biệt.
...

Theo đó, từ ngày 01/10/2024, đường cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy (02 làn xe cho mỗi chiều), có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục.

Ngoại trừ các vị trí: qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên; hầm; có bố trí làn tăng, giảm tốc; làn phụ leo dốc.

Đường cao tốc phải có tối thiểu 04 làn, có làn dừng xe khẩn cấp từ 01/10/2024 đúng không?

Đường cao tốc phải có tối thiểu 04 làn, có làn dừng xe khẩn cấp từ 01/10/2024 đúng không? (Hình từ Internet)

Quy định về Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc như thế nào?

Theo tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 115:2024/BGTVT (Có hiệu lực từ 01/10/2024) quy định Làn dừng xe khẩn cấp là làn được thiết kế để làm nơi dừng đỗ tạm thời của các phương tiện gặp sự cố, để các phương tiện cứu hộ, cứu nạn hoạt động; các phương tiện khác không được chạy xe và không tự ý dừng xe ở làn dừng xe khẩn cấp, trừ xe ưu tiên.

Tại tiểu mục 2.2 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 115:2024/BGTVT (Có hiệu lực từ 01/10/2024) quy định

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2 Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc
2.2.1 Số làn xe chạy được xác định trên cơ sở lưu lượng xe thiết kế, nhưng không ít hơn 02 làn xe cho mỗi chiều. Chiều rộng làn xe chạy tối thiểu 3,75 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 3,50 m đối với đường cấp 80.
2.2.2 Làn dừng xe khẩn cấp có chiều rộng tối thiểu 3,00 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 2,50 m đối với đường cấp 80.
2.2.3 Dải giữa
2.2.3.1 Bố trí dải giữa (gồm dải phân cách giữa và dải an toàn ở hai bên của dải phân cách giữa) để phân chia hai chiều xe chạy đối với trường hợp mặt cắt ngang đường cao tốc được bố trí trên cùng một nền đường. Chiều rộng của dải an toàn tối thiểu là 0,75 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,50 m đối với đường cấp 80. Dải phân cách giữa được thiết kế để bảo đảm an toàn.
2.2.3.2 Trường hợp 02 chiều xe chạy được bố trí trên 02 nền đường riêng biệt không có dải giữa, phía bên trái theo chiều xe chạy bố trí dải an toàn và lề đất. Dải an toàn có chiều rộng tối thiểu 1,00 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,75 m đối với đường cấp 80.
2.2.4 Chiều rộng lề đất tối thiểu 0,75 m, bề mặt được trồng cỏ hoặc dùng các loại vật liệu khác để chống xói.
2.2.3 Dải giữa
2.2.3.1 Bố trí dải giữa (gồm dải phân cách giữa và dải an toàn ở hai bên của dải phân cách giữa) để phân chia hai chiều xe chạy đối với trường hợp mặt cắt ngang đường cao tốc được bố trí trên cùng một nền đường. Chiều rộng của dải an toàn tối thiểu là 0,75 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,50 m đối với đường cấp 80. Dải phân cách giữa được thiết kế để bảo đảm an toàn.
2.2.3.2 Trường hợp 02 chiều xe chạy được bố trí trên 02 nền đường riêng biệt không có dải giữa, phía bên trái theo chiều xe chạy bố trí dải an toàn và lề đất. Dải an toàn có chiều rộng tối thiểu 1,00 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,75 m đối với đường cấp 80.
2.2.4 Chiều rộng lề đất tối thiểu 0,75 m, bề mặt được trồng cỏ hoặc dùng các loại vật liệu khác để chống xói.
2.3 Mặt cắt ngang cầu và hầm trên đường bộ cao tốc
2.3.1 Các cầu trên đường bộ cao tốc bố trí đủ các yếu tố mặt cắt ngang như của tuyến chính. Đối với các cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên khi không bố trí làn dừng khẩn cấp, phải bố trí đoạn chuyển tiếp từ mặt cắt đường vào phần cầu bị thu hẹp.
2.3.2 Mặt cắt ngang hầm trên đường bộ cao tốc
2.3.2.1 Mặt cắt ngang hầm bảo đảm chiều rộng để bố trí đầy đủ các yếu tố mặt cắt ngang như của tuyến chính và phần dành cho người đi bộ (phục vụ công tác bảo trì và thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp). Trường hợp các hầm không bố trí làn dừng xe khẩn cấp phải bố trí dải an toàn, chiều rộng của dải an toàn theo cấp tốc độ thiết kế của đường bộ cao tốc.
...

Theo đó, làn dừng xe khẩn cấp có chiều rộng tối thiểu 3,00 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 2,50 m đối với đường cấp 80. Trường hợp các hầm không bố trí làn dừng xe khẩn cấp phải bố trí dải an toàn, chiều rộng của dải an toàn theo cấp tốc độ thiết kế của đường bộ cao tốc.

Tốc độ cao nhất có thể chạy trên đường cao tốc là bao nhiêu?

Theo tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 115:2024/BGTVT quy định về tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc như sau:

1. QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.3 Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc
Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân làm 03 cấp như sau:
Cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120 km/h;
Cấp 100 có tốc độ thiết kế là 100 km/h;
Cấp 80 có tốc độ thiết kế là 80 km/h; đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn, yếu tố quốc phòng an ninh khống chế, cho phép áp dụng tốc độ thiết kế 60 km/h.
Trên đường bộ cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, nhưng đoạn này phải dài từ 15 km trở lên và tốc độ thiết kế của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h. Trường hợp đường bộ cao tốc áp dụng cấp tốc độ thiết kế quá một cấp (20 km/h), phải có một đoạn quá độ dài ít nhất 02 km có cấp tốc độ thiết kế trung gian.
...

Như vậy, tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân làm 03 cấp và cấp cao nhất là cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120 km/h.

Trân trọng!

Đường cao tốc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đường cao tốc
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, ai là người chi trả chi phí cứu hộ trên đường cao tốc?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường cao tốc phải có tối thiểu 04 làn, có làn dừng xe khẩn cấp từ 01/10/2024 đúng không? Tốc độ cao nhất có thể chạy trên đường cao tốc là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe mô tô đi vào đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường cao tốc là gì? Hiện nay đường cao tốc được phân làm bao nhiêu cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Ô tô đi ngược chiều trên cao tốc sẽ bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc áp dụng từ ngày 01/03/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đường cao tốc
Tạ Thị Thanh Thảo
313 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đường cao tốc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào