Sinh viên muốn tốt nghiệp đại học phải học tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Sinh viên muốn tốt nghiệp đại học phải học tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về số lượng tín chỉ tối thiểu để tốt nghiệp đại học như sau:
Điều 7. Khối lượng học tập
...
2. Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;
b) Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
c) Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
d) Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.
3. Khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.
Như vậy, sinh viên muốn tốt nghiệp đại học thì phải hoàn thành chương trình đào tạo đại học với tối thiểu 120 tín chỉ cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh.
Đối với sinh viên học các ngành chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 muốn tốt nghiệp đại học thì phải hoàn thành ít nhất 150 tín chỉ cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.
Lưu ý: Nếu sinh viên học chương trình đào tạo song ngành thì phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.
Sinh viên muốn tốt nghiệp đại học phải học tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?(Hình từ Internet)
Sinh viên học đại học không được phép thực hiện các hành vi nào?
Căn cứ Điều 61 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về các hành vi sinh viên học đại học không được phép làm như sau:
Điều 61. Các hành vi người học không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
3. Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
4. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.
Như vậy, sinh viên học đại học không được phép thực hiện các hành vi sau đây:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, các sinh viên, người học khác của cơ sở giáo dục đại học và người khác.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
- Tham gia các tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và có các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Tổ chức hoặc tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
Sinh viên học đại học có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ Điều 60 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của sinh viên học đại học.
Theo đó, sinh viên học đại học có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây, bao gồm:
- Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định;
- Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học;
- Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện;
- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân;
- Được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện;
- Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao;
- Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý, giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục
- Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.
- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?